(Baothanhhoa.vn) - Sáng 17-10, tại xã Cẩm Tú (huyện Cẩm Thủy) UBND tỉnh Thanh Hóa và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại An Phước long trọng tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước. Đây là công trình chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025.

Khánh thành Nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước

Sáng 17-10, tại xã Cẩm Tú (huyện Cẩm Thủy) UBND tỉnh Thanh Hóa và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại An Phước long trọng tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước. Đây là công trình chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025.

Khánh thành Nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước

Đồng chí Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX.

Dự lễ có đồng chí Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương. Về phía tỉnh Thanh Hóa, có các đồng chí: Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Võ Duy Sang, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; Phạm Thị Thanh Thủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

Khánh thành Nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước

Các đại biểu dự lễ khánh thành

Dự án Nhà máy sợi dệt An Phước tại Cẩm Tú (Cẩm Thủy) là dự án gắn trồng trọt và chế biến, gắn nông nghiệp với công nghiệp. Dự án được Chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 4-3-2016, với công suất 10.000 cọc sợi/năm, tương ứng với 1.700 tấn sợi gai/năm và 1.400 tấn bông gai/năm, tổng mức đầu tư hơn 600 tỷ đồng.

Khánh thành Nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước

Đại diện lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại An Phước phát biểu tại buổi lễ.

UBND tỉnh cũng đã phê duyệt Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ nhà máy sản xuất sợi dệt đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 với tổng diện tích vùng nguyên liệu ổn định cho nhà máy hoạt động là 6.500 ha thuộc 12 huyện trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu của dự án là xây dựng nhà máy kết hợp phát triển vùng nguyên liệu cây gai nhằm cung cấp các sản phẩm sợi, dệt cho ngành dệt may, góp phần thực hiện các mục tiêu về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động và tăng thu ngân sách Nhà nước.

Khánh thành Nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước

Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đánh giá cao sự hợp tác của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại An Phước đã lựa chọn tỉnh Thanh Hóa để đầu tư dự án quan trọng này. Đồng chí biểu dương các ngành, các cấp, đặc biệt là cán bộ, công nhân Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại An Phước, đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân các đơn vị thi công xây lắp có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, đưa nhà máy đi vào hoạt động. Đồng thời, biểu dương cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Cẩm Thủy đã có nhiều nỗ lực, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai, thực hiện dự án. Trải qua 3 năm xây dựng, nhà máy đã hoàn thành là sự khẳng định nỗ lực vượt qua khó khăn, tâm huyết của công ty.

Đây cũng là minh chứng sinh động thể hiện sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các cơ quan, bộ, ngành Trung ương; chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa; sự đồng hành, hỗ trợ đắc lực của các sở, ban, ngành cấp tỉnh; giúp đỡ nhiệt tình của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Cẩm Thủy.

Nhà máy hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ tạo thêm cho tỉnh Thanh Hóa, cho ngành nông nghiệp, công nghiệp một sản phẩm mới, góp phần hiện thực hóa chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm tại các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Khẳng định hướng đi đúng trong chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp; nhất là hướng ưu tiên cho các dự án đầu tư chế biến nông lâm sản gắn với vùng nguyên liệu.

Trong thời gian tới, khi nhà máy chính thức đi vào hoạt động thì nhu cầu về nguyên liệu là rất lớn, đây là yếu tố sống còn để nhà máy phát triển, phát huy hết công suất thiết kế, tạo nguyên liệu ổn định cho nhà máy hoạt động. UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nhất quán và cam kết bố trí đủ quỹ đất, chỉ đạo sản xuất để trồng cây gai xanh phục vụ nguyên liệu cho nhà máy sản xuất trên cơ sở bảo đảm hiệu quả sử dụng đất và gắn chặt với lợi ích, nâng cao thu nhập cho người nông dân trên địa bàn.

Khánh thành Nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước

Đại diện Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ trao chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ co đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu An Phước.

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các ngành, các cấp, nhất là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, các huyện vùng nguyên liệu tiếp tục quan tâm, phối hợp chặt chẽ để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích tụ tập trung đát đai trong phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu An Phước triển khai hoạt động sản xuất có hiệu quả nhất.

Các địa phương trong vùng nguyên liệu tiếp tục chỉ đạo các xã trong vùng phát triển nguyên liệu cây gai xanh tập trung tổ chức phát triển sản xuất gắn với cơ chế liên kết linh hoạt. Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ trồng mới cây gai xanh và quan tâm tuyên truyền, động viên, tổ chức tập huấn, đào tạo nông dân để thấy rõ được lợi ích nhiều mặt của cây gai xanh. Tích cực tuyên truyền và phân tích rõ lợi thế so sánh hơn hẳn với cây trồng khác trên cùng điều kiện canh tác để chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và chế biến cây gai, nhất là áp dụng công nghệ bóc sợi để giảm sức lao động, nông dân yên tâm đầu tư sản xuất cho hiệu quả cao nhất.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương và các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện để chỉ đạo, đôn đốc, chăm lo và cam kết phát triển vùng nguyên liệu, bảo đảm đủ nguyên liệu phục vụ cho nhà máy sản xuất. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh đưa cây gai vào cơ cấu cây trồng, áp dụng chính sách tái cơ cấu nông nghiệp, chính sách tích tụ đất đai và các chính sách khác liên quan cho giai đoạn tới theo quy định.

Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và Thương mại An Phước phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện trong vùng nguyên liệu, kiện toàn bộ phận nông vụ và tổ chức thống nhất, xác định hình thức liên kết, tổ chức ký kết, công bố cụ thể cơ chế về trách nhiệm, chính sách kinh tế (chính sách về đầu tư của công ty, giá thu mua sản phẩm gai xanh) dựa trên quan điểm lấy lợi ích, quyền lợi của người nông dân là trung tâm và hài hòa với lợi ích của doanh nghiệp theo hướng ổn định, bền vững và phấn đấu đến năm 2025 diện tích trồng cây gai xanh toàn tỉnh đạt 6.500 ha, đáp ứng đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động. Phối hợp với các địa phương có cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu, trọng tâm là hệ thống đường giao thông và hệ thống tưới; phát triển mạnh cơ giới hóa theo hướng áp dụng đồng bộ từ sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản sau thu hoạch; trọng tâm trước mắt là cơ giới hóa trong khâu bóc sợi. Tiếp tục nghiên cứu, mở rộng đầu tư mới để đa dạng hóa các sản phẩm từ cây gai xanh, như: thực phẩm (bánh gai), phân bón và thức ăn gia súc, dược phẩm, dệt vải, may mặc khác để nâng cao giá trị, hiệu quả dự án đầu tư.

Khánh thành Nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước

Đồng chí Lê Quốc Doanh,Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Lê Quốc Doanh,Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh: Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu sự phát triển của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và Thương mại An Phước, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho ngành hàng dệt may của Việt Nam. Đồng thời, đánh giá cao sự quyết tâm vào cuộc của tỉnh Thanh Hóa, huyện cẩm Thủy, nhất là công tác chỉ đạo thu hút nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh.

Việc khánh thành Nhà máy sán xuất sợi gai An Phước là một điềm nhấn không chỉ đối với tỉnh Thanh Hóa mà còn là động lực để các tỉnh Bắc Trung Bộ tiếp tục thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản còn rất nhiều tiềm năng của vùng.

Để nhà máy vận hành hiệu quả và phát triển bền vững, đồng chí Thứ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và Thương mại An Phước cần có kế hoạch cụ thể để phát triển vùng nguyên liệu, đáp ứng đủ công suât thiết kế của nhà máy; phối hợp tốt với chính quyền địa phương bảo đảm quyền lợi của người dân tham gia vào vùng sân xuất nguyên liệu. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan chuyên môn nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm và công bố các giống gai xanh mới.

Tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đồng hành, tạo mọi thuận lợi để doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển sân xuất. Đồng thời, hướng dẫn tuyên truyền, vận động và có chính sách để người dân sản xuất đúng quy trình đạt năng suất và chất lượng cao. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến gai xanh theo đúng quy định của Luật Trồng trọt và các quy định khác về giống cây trồng.

Khánh thành Nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước

Các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nghi lễ cắt băng khánh thành Nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước

Tại buổi lễ, các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nghi lễ cắt băng khánh thành Nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước; gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 và thăm quan nhà máy.

Khánh thành Nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước

Các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Thanh Hóa tham quan nhà máy.

Lê Hợi

Tin liên quan:
  • Khánh thành Nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước
    Xem xét, quyết định các dự án khởi công, khánh thành chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XIX

    Chiều 9 - 10, đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo dự thảo kế hoạch tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các dự án chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025.

  • Khánh thành Nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước
    Kiểm tra việc triển khai thực hiện Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh

    Ngày 18 - 9, đồng chí Nguyễn Đức Quyền - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh hóa đã đi kiểm tra thực tế tình hình triển khai thực hiện Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh và kế hoạch khánh thành Nhà máy sản xuất sợi dệt tại xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy).

  • Khánh thành Nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước
    Phát triển cây gai xanh phục vụ chế biến

    Ngày 24-4-2018, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 1484/QĐ-UBND về phê duyệt đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ nhà máy sản xuất sợi dệt tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Đây được xem là căn cứ quan trọng để các địa phương trên địa bàn tỉnh mở rộng vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh phục vụ chế biến.

  • Khánh thành Nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước
    Bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Các nghề thủ công truyền thống vốn được hình thành từ khá sớm và gắn liền với đời sống tự cấp tự túc của đồng bào các dân tộc thiểu số. Cho đến ngày nay, cùng với sự phát triển và giao lưu kinh tế giữa các vùng, miền, đã khiến nhiều nghề không còn chỗ đứng hay không còn giữ vai trò quan trọng trong đời sống. Song, vẫn có những nghề mà sự tồn tại của nó đã trở thành một phần của văn hóa tộc người. Bởi vậy, nó đang rất cần được gìn giữ và phát huy trong đời sống cộng đồng.

  • Khánh thành Nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước
    Xây dựng vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến sợi gai xanh

    Trong những năm qua, các huyện miền núi của tỉnh đã tập trung thực hiện Quyết định 1484/QĐ-UBND ngày 24-4-2018 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ nhà máy sản xuất sợi dệt, tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]