(Baothanhhoa.vn) - Sáng 27 - 3, UBND tỉnh tổ chức lễ khai trương phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khai trương phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa

Sáng 27 - 3, UBND tỉnh tổ chức lễ khai trương phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa.

Khai trương phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa

Các đại biểu dự lễ khai trương phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa.

Dự lễ khai trương có các đồng chí: Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Đức Long, Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Trần Quang Đảng, Uỷ viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Lê Thị Thìn, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Bá Oai, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Văn Giang, Phó cục trưởng Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế); đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh; các hiệp hội doanh nghiệp; các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn và Văn phòng UBND tỉnh.

Phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa được UBND tỉnh đầu tư xây dựng, với mục tiêu tạo ra một hội chợ, một sàn thương mại, điện tử nông sản, thực phẩm an toàn của tỉnh. Ở đó, từ cá nhân, hộ gia đình nhỏ, lẻ đến doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn của tỉnh có cơ hội tham gia gặp gỡ, kết nối, giới thiệu và kinh doanh. Cơ quan quản lý các cấp phát huy vai trò giám sát, xử lý vi phạm, bảo đảm thông tin trung thực, là địa chỉ tin cậy để người tiêu dùng hướng tới. Tất cả hướng đến mục tiêu cuối cùng đó là khuyến khích sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế ngành nông nghiệp của tỉnh.

Khai trương phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa

Đại diện Viễn thông Thanh Hóa trình bày ứng dụng phần mềm.

Với chủ trương và quyết tâm của Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm, Văn phòng Điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh đã phối hợp với Viễn thông Thanh Hóa xây dựng phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn nhằm góp phần giải quyết vấn đề về an toàn thực phẩm hiện nay. Cung cấp cho người tiêu dùng một địa chỉ tin cậy, có đầy đủ thông tin để lựa chọn thực phẩm đạt tiêu chuẩn sạch, an toàn, chất lượng, bảo đảm sức khỏe cho cộng đồng. Tăng cường sự quản lý, giám sát của cơ quan Nhà nước về an toàn thực phẩm từ sản xuất, kinh doanh đến tiêu thụ trên địa bàn. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong việc sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn, góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, đẩy lùi sản phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng. Hỗ trợ kết nối, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, xúc tiến thương mại các sản phẩm nông sản, thực phẩm thế mạnh của tỉnh; cung cấp công vụ kết nối giữa người mua, người bán, là kênh quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản của địa phương đến rộng rãi đối tác, người tiêu dùng thông qua mạng internet kết nối toàn cầu. Tạo ra môi trường cạnh tranh, công bằng, minh bạch, khuyến khích người sản xuất đầu tư kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng của các tổ chức cấp chứng chỉ trong nước và quốc tế, tiến tới phát triển một vùng nông nghiệp hiện đại, có nhiều sản phẩm có thể cạnh tranh và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với hiệu quả kinh tế cao. Địa chỉ truy cập phần mềm và các kênh thông tin Phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa: https://nongsanantoanthanhhoa.vn.

Khai trương phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa

Đồng chí Lê Thị Thìn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại lễ khai trương.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nêu rõ: Hiện trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và hình thành 73 vùng sản xuất chuyên canh rau, quả an toàn tập trung đủ điều kiện an toàn thực phẩm với diện tích hơn 440 ha và đã có 28 cơ sở tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, hàng năm cung ứng ra thị trường khoảng 23.000 tấn gạo, 12.000 tấn rau quả, 5.200 tấn thịt, 360.000 quả trứng, 6.500 tấn thủy sản. Thời gian qua, các sở, ban, ngành của tỉnh, các địa phương, đã quan tâm tổ chức nhiều hội chợ thương mại, các hoạt động đẩy mạnh kết nối cung - cầu giữa các doanh nghiệp, HTX, chủ trang trại, gia trại với các đơn vị phân phối và tiêu thụ nhằm giải quyết đầu ra cho các sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, hiện việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản, thực phẩm của tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn; 85% các sản phẩm, hàng hóa nông sản, thực phẩm sản xuất ra được phân phối tới người tiêu dùng chủ yếu thông qua hệ thống chợ truyền thống, các cửa hàng, điểm kinh doanh thực phẩm, nông sản nhỏ lẻ; chỉ mới có khoảng 10% được phân phối thông qua hệ thống liên kết giữa sản xuất và tiêu dùng theo chuỗi giá trị. Việc tuyên truyền, quảng bá, thiết lập các kênh thông tin hỗ trợ kết nối giữa người sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế.

Trước thực trạng đó, UBND tỉnh đã yêu cầu các cơ quan chức năng, các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích, dự báo cung - cầu thị trường nông sản, thực phẩm nhằm cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp và người sản xuất có giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tăng cường công tác thông tin truyền thông, tuyên truyền quảng bá các sản phẩm chủ lực của tỉnh đến các thị trường trong nước và trong khu vực; đẩy mạnh kết nối các doanh nghiệp nông nghiệp trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, thực phẩm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kết nối cung – cầu nông sản, thực phẩm an toàn đã được UBND tỉnh xác định là một trong những khâu đột phá, tạo tiền đề cho việc triển khai cách mạng công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp, thúc đẩy kết nối tiêu dùng nông sản, thực phẩm an toàn, nâng cao giá trị nông sản, thực phẩm của tỉnh, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế.

Phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa được nghiên cứu, triển khai xây dựng hoàn thành đáp ứng các yêu cầu đặt ra với phương thức hoạt động theo chuỗi khép kín gồm: quảng bá, mua bán, thanh toán điện tử và vận chuyển. Để đưa phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn vào hoạt động thường xuyên, ổn định, hiệu quả; Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đề nghị các ngành, các cấp thực hiện tốt một số nhiệm vụ. Đó là, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của nhân dân về sử dụng, tiêu dùng thực phẩm an toàn. Thường xuyên đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, pháp luật, trách nhiệm cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm. Trong quá trình sử dụng phần mềm, các sở quản lý chuyên ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn phải xác nhận tài khoản để doanh nghiệp, cơ sở tham gia giao dịch, mua bán trên phần mềm. Viễn thông Thanh Hóa phối hợp với Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh thực hiện tốt việc quản trị, vận hành, bảo trì, nâng cấp và hỗ trợ người dùng bảo đảm phần mềm hoạt động ổn định; khẩn trương hoàn thiện thủ tục hồ sơ theo quy định đối với sàn giao giao dịch điện tử. Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các chức năng, tiện ích hoàn thiện phần mềm đáp ứng yêu cầu giao dịch, mua bán, thanh toán, vận chuyển ngày càng cao của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm của địa phương tham gia vào phần mềm. Tăng cường tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, các HTX, các hội viên sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm tham gia quảng bá, giao dịch, mua bán trên phần mềm.

Khai trương phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa

Đồng chí Phạm Đức Long, Tổng Giám đốc Tập đoàn bưu chính Viễn thông Việt Nam, phát biểu tại lễ khai trương.

Đồng chí Phạm Đức Long, Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, cho biết: Tập đoàn đã và đang triển khai phần mềm thông minh cho nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó có tỉnh Thanh Hóa. Phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa mang lại tiện ích cho mọi người, với môi trường an toàn, lành mạnh; đồng thời, kết hợp thanh toán không dùng tiền mặt. Tập đoàn cam kết bảo đảm bảo mật, an toàn cho phần mềm. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam mong muốn tiếp tục hợp tác với tỉnh Thanh Hóa trong quá trình phát triển.

Khai trương phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, Cục an toàn thực phẩm, thực hiện nghi thức khai trương Phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa.

Khai trương phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng, đặt lệnh thành công giao dịch mua bán trên phần mềm.

Xuân Hùng


Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]