(Baothanhhoa.vn) - Tận dụng tiềm năng đất phù sa màu mỡ do hệ thống các con sông lớn như sông Mã, sông Chu... tạo nên, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã tăng cường công tác quản lý, định hướng cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, nhằm khai thác có hiệu quả đất bãi bồi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khai thác tiềm năng bãi bồi

Tận dụng tiềm năng đất phù sa màu mỡ do hệ thống các con sông lớn như sông Mã, sông Chu... tạo nên, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã tăng cường công tác quản lý, định hướng cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, nhằm khai thác có hiệu quả đất bãi bồi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình trồng cây ăn quả của gia đình anh Lê Đình Thọ, xã Hạnh Phúc (Thọ Xuân).

Men theo bờ tả sông Mã, chúng tôi đến vùng đất bãi ven sông xã Hoằng Khánh (Hoằng Hóa), nơi phủ kín một màu xanh mướt. Trên những luống cây trồng đã được định hình từ lâu, nông dân đang cần mẫn chăm sóc từng gốc mía, bụi ngô... Được biết, xã Hoằng Khánh có 90 ha diện tích bãi bồi ven sông Mã. Trước đây, trên diện tích đất bãi này, người dân chủ yếu trồng ngô, năng suất trung bình 50 tạ/ha/vụ, nên thu nhập bình quân chỉ đạt khoảng 90 triệu đồng/năm. Trước tình trạng nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả kinh tế chưa cao, từ năm 2015, UBND xã Hoằng Khánh đã thực hiện dồn điền, đổi thửa, định hướng cho người dân đưa các giống cây trồng ngắn ngày có hiệu quả kinh tế cao hơn như mía, lạc, ớt và các loại rau màu vào trồng, từ đó giá trị kinh tế trên mỗi đơn vị canh tác ngày càng nâng cao. Ông Nguyễn Văn Hồng, Chủ tịch UBND xã Hoằng Khánh, cho biết, mỗi năm mía nguyên liệu trồng tại bãi sông đạt năng suất hơn 100 tấn/ha, cá biệt có những lô cho năng suất tới 150 đến 160 tấn/ha, thu nhập bình quân từ 160 đến 170 triệu đồng/ha/năm, gấp 1,7 lần so với trồng ngô như trước đây. Xã cũng xây dựng vùng chuyên canh trồng ớt xuất khẩu với diện tích 5 ha, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Trong những hộ dân đang sản xuất trên diện tích đất bãi bồi của xã, nổi bật là mô hình trồng ớt của anh Trần Công Hạnh cho hiệu quả kinh tế cao. Năm 2017, anh thuê 2,7 ha đất bãi trước đây vốn bỏ hoang để cải tạo, đầu tư phát triển sản xuất. Nhằm nâng cao giá trị của cây ớt hàng hóa, anh Hạnh tìm tòi, đầu tư áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Ixaren, cho thu nhập cao gấp 4 đến 5 lần so với các cây trồng truyền thống.

Được biết, huyện Hoằng Hóa có gần 90 km đê sông chạy qua địa bàn với 650 ha đất bãi ven sông, tập trung nhiều tại các xã: Hoằng Khánh, Hoằng Xuân, Hoằng Giang, Hoằng Minh, Hoằng Phượng...

Tại huyện Thọ Xuân, các dòng sông Cầu Chày, sông Hoàng, sông Chu... tạo nên hơn 2.000 ha đất trồng trọt màu mỡ. Riêng dòng sông Chu đã có 15 xã dọc 2 bên bờ được bồi đắp phù sa hằng năm. Nhằm khơi dậy tiềm năng bãi bồi, UBND huyện Thọ Xuân đã có định hướng cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các giống cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao như cam Canh, bưởi Diễn... Đến xã Hạnh Phúc, nhiều người biết đến mô hình thử nghiệm trồng cây ăn quả của gia đình anh Lê Đình Thọ, ngay tại bãi sông Chu. Với diện tích đất bãi gần 50 ha, anh phát triển giống cam V2, K3 ruột đỏ, cam Xã Đoài... đang hứa hẹn những vụ quả bội thu. Xã Hạnh Phúc hiện đang khai thác hơn 70 ha đất bãi bồi để phát triển các vùng cây trồng hàng hóa. Bên cạnh diện tích trồng cây ăn quả, nông dân trong xã luôn chuyên canh 27 ha trồng ngô, cho lợi nhuận từ 90 đến 100 triệu đồng/ha mỗi năm. Còn lại 4 ha được nhân dân trồng cỏ voi phục vụ phát triển chăn nuôi. Hiệu quả từ việc khai thác đất bãi bồi ở xã Hạnh Phúc chỉ là một trong nhiều ví dụ về việc khai thác đất tiềm năng bãi bồi tại huyện Thọ Xuân. Tại nhiều xã khác, như: Xuân Lam, Xuân Thiên, Xuân Trường... diện tích đất bãi đã được tận dụng tối đa để trồng các loại cây hằng năm như lạc, đậu tương, mía, ngô xuất khẩu, khoai tây..., mang lại thu nhập khá, ổn định cho người dân.

Từ lợi thế phù sa màu mỡ của đất bãi, nông dân và chính quyền ở nhiều địa phương đã khơi dậy được tiềm năng nhờ áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý. Bên cạnh đó, còn nhiều diện tích bãi bồi chưa phát huy hết tiềm năng trong phát triển kinh tế, cần sự chủ động của những người nông dân và hỗ trợ của các cấp chính quyền để những “tấc đất” trở thành “tấc vàng”.


Bài và ảnh: Kim Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]