(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tập trung thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản theo hướng tập trung phát triển bền vững trong nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản và bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kết quả bước đầu trong tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản

Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tập trung thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản theo hướng tập trung phát triển bền vững trong nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản và bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan.

Ngư dân phường Quảng Tiến (TP Sầm Sơn) trang bị tàu cá công suất lớn vươn khơi xa khai thác hải sản. Ảnh: Lê Hợi

Từ năm 2015 đến nay, giá trị sản xuất thủy sản toàn tỉnh có tốc độ tăng trưởng bình quân 2,5%/năm, cơ cấu giá trị sản xuất chuyển đổi theo hướng tích cực. Tổng sản lượng thủy sản hàng năm đạt 159.142 tấn, trong đó: Sản lượng khai thác 109.039 tấn, sản lượng nuôi trồng 50.103 tấn. Đẩy mạnh áp dụng nuôi trồng thủy sản theo quy trình VietGap, phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chuyển dịch các đối tượng nuôi có giá trị cao và xuất khẩu, như: Tôm chân trắng 260 ha, ngao 1.500 ha, cá rô phi 30 ha. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha mặt nước đạt 183 triệu đồng/ha/năm. Chủ động nhân giống và đưa vào sản xuất một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, như: Cua xanh, cá Lăng chấm, hầu Thái Bình Dương,... xây dựng các mô hình nuôi trồng, khai thác thủy sản mới (nuôi tôm hùm, cá giò ở khu vực biển Hòn Mê). Cơ cấu khai thác thủy sản chuyển dịch tích cực, chuyển từ khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ; cơ cấu và năng lực tàu thuyền chuyển theo hướng giảm số tàu có công suất dưới 30CV, tăng tàu có công suất từ 90CV trở lên. Tổng số tàu cá 7.447 chiếc, tổng công suất 567.000CV, công suất bình quân 84,8CV/tàu. Để giảm tổn thất sau thu hoạch, ngư dân đã ứng dụng bảo quản sản phẩm bằng công nghệ bảo quản lạnh mới (hầm bảo quản bằng bọt xốp polyurethane, lót hầm tàu cá bằng inox...). Cùng với đó, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được áp dụng vào khai thác, thiết bị dò cá Sona, ứng dụng hệ thống cơ giới hóa trong khai thác, máy thu lưới vây, máy thu thả câu... Toàn tỉnh đã hỗ trợ 191 máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa tích hợp định vị vệ tinh GPS lắp đặt cho các tàu cá thuộc tổ đoàn kết trên biển và lắp đặt 1 trạm bờ. Thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7-2014, Nghị định số 89/2015/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, các ngân hàng thương mại ký hợp đồng cho các chủ tàu vay 653,3 tỷ đồng, đã giải ngân 652 tỷ đồng và 58 tàu đã được hạ thủy, khai thác có hiệu quả (35 tàu vỏ gỗ và 23 tàu vỏ thép); 1.676 tàu cá mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ và 12.823 thuyền viên tàu cá mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên với tổng kinh phí 34.576 tỷ đồng; hỗ trợ 237 chuyến biển vận chuyển hàng hóa cho các tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ với tổng số tiền 10,54 tỷ đồng; hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn thuyền viên.

Với mục tiêu đến năm 2020 phát triển thủy sản thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, ổn định để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của nhân dân. Để đạt được mục tiêu trên, tập trung phát triển thủy sản theo hướng hiệu quả, an toàn và bền vững. Đồng thời, gắn phát triển thủy sản với tăng cường quản lý, sử dụng hợp lý các nguồn lợi và tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái. Tập trung huy động, quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất và di ương giống thủy sản để chủ động được giống, các đối tượng chủ lực theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Khuyến khích nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGap; phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với yêu cầu của thị trường; từng bước hiện đại hóa nghề cá; tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong khai thác biển, khai thác xa bờ tăng từ 58,3% lên 85%, khai thác gần bờ giảm từ 38,3% xuống 13,2%. Phát triển nghề khai thác có hiệu quả kinh tế, như: Nghề lưới vây, nghề câu, lưới rê, mành chụp; giảm những nghề khai thác kém hiệu quả, nhất là những nghề gây xâm hại đến nguồn lợi thủy sản. Tổ chức lại sản xuất trên biển theo mô hình kinh tế tập thể đối với khai thác vùng biển khơi và mô hình đồng quản lý đối với vùng biển ven bờ. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học để nâng cao năng suất, chất lượng nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản.


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]