(Baothanhhoa.vn) - Cây dược liệu được trồng phổ biến trên địa bàn tỉnh với hơn 20 loài, như: Ba kích, đinh lăng, củ mài, hoa hòe, hương nhu, ích mẫu, quế, hy thiêm, nghệ dược liệu, cà gai leo...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kết quả bước đầu trong phát triển cây dược liệu

Kết quả bước đầu trong phát triển cây dược liệu

Diện tích trồng cây nghệ dược liệu tại xã Thái Hòa (Triệu Sơn).

Cây dược liệu được trồng phổ biến trên địa bàn tỉnh với hơn 20 loài, như: Ba kích, đinh lăng, củ mài, hoa hòe, hương nhu, ích mẫu, quế, hy thiêm, nghệ dược liệu, cà gai leo...

Trước đây, diện tích cây dược liệu phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi, như: Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát, Lang Chánh, Bá Thước, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Thạch Thành, Cẩm Thủy... Những năm gần đây, diện tích cây dược liệu đang có xu hướng mở rộng tại các huyện vùng trung du, đồng bằng. Để diện tích cây dược liệu phát triển bền vững, UBND tỉnh đã định hướng cho các huyện xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể theo từng năm, từng giai đoạn và định hướng các loại cây phù hợp với điều kiện và trình độ canh tác của nông dân.

Thực hiện định hướng phát triển cây dược liệu của tỉnh, những năm qua, các huyện được giao chỉ tiêu về diện tích phát triển cây dược liệu đã triển khai thực hiện các mô hình trồng cây dược liệu. Trên cơ sở thực hiện các mô hình thí điểm, lựa chọn ra những loại cây dược liệu phù hợp với điều kiện và trình độ canh tác của nông dân từng địa phương để triển khai trồng tập trung, quy mô lớn. Thực hiện rà soát diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp phù hợp trồng cây dược liệu, từ đó lên kế hoạch mở rộng diện tích trồng cụ thể cho từng năm, từng giai đoạn thông qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. UBND các huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền, đôn đốc, hướng dẫn nhân dân chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp có điều kiện phù hợp chuyển sang trồng cây dược liệu. Đối với những diện tích trồng khai thác dược liệu dưới tán rừng, chỉ đạo các hộ trồng rừng tranh thủ những năm đầu khi diện tích rừng chưa khép tán trồng các loại cây dược liệu phù hợp, nhằm lấy ngắn nuôi dài, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị chuyên môn, như: Trung tâm Khuyến nông tỉnh, chi cục lâm nghiệp, chi cục phát triển nông thôn, mở các lớp đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng cây dược liệu cho bà con nông dân.

Để bảo đảm diện tích trồng cây dược liệu đạt hiệu quả kinh tế cao, ổn định và phát triển bền vững, trong quá trình mở rộng diện tích, các huyện luôn quan tâm tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm trước khi đưa vào trồng với quy mô lớn, trong đó, chú trọng nhất là việc thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết và bao tiêu sản phẩm dược liệu.

Thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển cây dược liệu, tính đến tháng 3-2019, toàn tỉnh phát triển được khoảng 4.250 ha cây dược liệu. Một số nơi có diện tích trồng nhiều, như: Vùng Son – Bá - Mười, xã Lũng Cao (Bá Thước), có diện tích trồng 20 ha, gồm các loại cây: Atiso, ba kích, giảo cổ lam, thảo quả. Xã Thạch Quảng (Thạch Thành) phát triển được vùng trồng cây nghệ dược liệu, với diện tích gần 50 ha; huyện Triệu Sơn xây dựng được vùng trồng dược liệu tại xã Thái Hòa, với diện tích hơn 40 ha, gồm các loại cây: Nghệ dược liệu, hy thiêm, cà gai leo, sa chi...

Với diện tích cây dược liệu hiện có, ngành nông nghiệp đang phân chia dược liệu thành 9 nhóm sản phẩm, gồm: Các sản phẩm có thành phần từ thảo dược như thuốc y học cổ truyền, thực phẩm chức năng, thuốc từ dược liệu, mỹ phẩm từ thảo dược, chế phẩm xua đuổi/diệt trừ côn trùng... Qua đó cho thấy, các nhóm sản phẩm dược liệu trên địa bàn tỉnh khá phong phú và hiện nay đã có một số nguyên liệu được chế biến thành sản phẩm hàng hóa, như: Trà rau má được sản xuất tại xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc); tinh dầu quế của Hiệp Hội quế Thường Xuân; tinh bột nghệ của Công ty CP Nghệ Việt, xã Thạch Quảng (Thạch Thành); thuốc nam Bà Giằng của cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền Bà Gằng (TP Thanh Hóa). Số còn lại đều được xuất bán ở dạng nguyên liệu thô, với sản lượng xuất bán mỗi năm đạt khoảng 15.000 tấn/năm. Mỗi năm giá trị sản xuất dược liệu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 1.500 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 1.120 lao động, thu nhập bình quân đạt 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định, song nhìn chung diện tích trồng cây dược liệu vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, diện tích được liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp còn hạn chế. Vì vậy, để phát triển hiệu quả, bền vững cây dược liệu, các địa phương cần đẩy mạnh việc thu hút doanh nghiệp liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm; tích tụ đất đai để xây dựng vùng trồng cây dược liệu tập trung, quy mô lớn.

Tiến Xuân


Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]