(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã và đang được các địa phương trong tỉnh tập trung triển khai thực hiện. Việc thực hiện các giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp tại các địa phương đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kết quả áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp

Kết quả áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp

Người dân xã Điền Trung (Bá Thước) cơ giới hóa làm đất trong sản xuất mía.

Những năm qua, việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã và đang được các địa phương trong tỉnh tập trung triển khai thực hiện. Việc thực hiện các giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp tại các địa phương đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Xác định việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất là một trong những bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu lao động. Vì vậy, những năm qua, huyện Hoằng Hóa đã tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, như: Khuyến khích các HTX, hộ dân mạnh dạn đầu tư mua các loại máy phù hợp với điều kiện sản xuất để phục vụ sản xuất nông nghiệp thông qua việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ. Tích cực thực hiện tích tụ đất đai, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, tạo điều kiện áp dụng cơ giới hóa và cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất. Nhờ đó, số lượng các loại máy cơ giới hóa áp dụng vào sản xuất liên tục tăng. Hiện, toàn huyện có 435 máy làm đất, 76 máy gặt đập liên hợp, 20 máy cấy, 3 máy sấy nông sản, 4 máy gieo hạt và 12 cơ sở sản xuất mạ khay. Theo đó, tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất đạt 98%, cấy bằng máy đạt 11%, thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp đạt 85% diện tích.

Việc đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả thiết thực trong thực hiện đúng lịch thời vụ, khắc phục tình trạng thiếu nhân công vào thời điểm chính vụ. Từ đó, người dân đã thay đổi tập quán canh tác từ sản xuất truyền thống, thủ công chuyển sang hình thức sản xuất tập trung, mẫu lớn, liền vùng, liền thửa, cùng trà, cùng giống, giúp huyện xây dựng được 176 mô hình tích tụ ruộng đất sản xuất với quy mô từ 1 ha trở lên, trong đó có 3 vùng tập trung.

Tại huyện Hà Trung, với việc phát triển 753 máy làm đất, 23 máy cấy, 46 máy gặt, tỷ lệ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện không ngừng được nâng lên. Tính đến vụ đông 2019, tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trên địa bàn huyện đã đạt 100% ở khâu làm đất, 18,5% ở khâu cấy và đạt 40% ở khâu thu hoạch. Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Hà Trung, việc đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất nông nghiệp và các biện pháp thâm canh đã giảm được 15% chi phí sản xuất, năng suất tăng từ 20-25%.

Để tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất trên địa bàn, huyện Hà Trung đang tích cực thực hiện tích tụ đất đai, từ đó xây dựng diện tích sản xuất tập trung; đồng thời, đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng, kiên cố hóa kênh mương nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi đưa máy móc vào phục vụ sản xuất. Huyện cũng đã ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Kết quả đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, những năm gần đây, hầu hết các địa phương đều chú trọng đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Do đó, số lượng máy và tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng. Hiện, toàn tỉnh có 1.422 máy kéo các loại, 160 máy cấy lúa, 600 máy gặt đập liên hợp, 12.500 máy tuốt, vò lúa, 7 máy thu hoạch mía. Theo đó, tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp được áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất đạt 91,46%, khâu gieo trồng 9,8%, khâu thu hoạch 57,6%. Trong chăn nuôi, nhiều trang trại, gia trại đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ chuồng nuôi khép kín, sử dụng hệ thống máng ăn, núm uống nước tự động...

Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất đã góp phần làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi lên khoảng 10-15%, giảm chi phí sản xuất từ 0,7 đến 2,8 triệu đồng/ha/vụ, giảm tổn thất sau thu hoạch khoảng 5%, tăng thu nhập cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao giá trị sản xuất bình quân của toàn tỉnh lên 80 triệu đồng/vụ/ha, tăng khoảng 15 triệu đồng/ha/vụ so với năm 2015.

Tiến Xuân


Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]