(Baothanhhoa.vn) - Xác định phát triển các ngành nghề công nghiệp nông thôn là động lực mấu chốt trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, huyện Vĩnh Lộc đã căn cứ vào lợi thế của địa phương để lựa chọn, phát triển những ngành nghề thuận lợi, thị trường tiêu thụ rộng mở.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Vĩnh Lộc phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn

Huyện Vĩnh Lộc phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn

Sản xuất chè lam tại cơ sở Lâm Thu, thị trấn Vĩnh Lộc.

Xác định phát triển các ngành nghề công nghiệp nông thôn là động lực mấu chốt trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, huyện Vĩnh Lộc đã căn cứ vào lợi thế của địa phương để lựa chọn, phát triển những ngành nghề thuận lợi, thị trường tiêu thụ rộng mở.

Du khách thập phương tới thăm Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ sẽ được thưởng thức món quà quê chè lam, kẹo lạc Phủ Quảng nổi tiếng được giới thiệu tại đây. Món quà quê này đã được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2019. Được biết, làng nghề Phủ Quảng xưa có hàng chục hộ làm nghề với công thức bí truyền, tạo ra sản phẩm chè lam với hương vị hiếm có. Hiện nay, làng nghề có 5 hộ sản xuất chè lam thường xuyên và một số ít hộ sản xuất theo mùa vụ. Để giữ gìn nghề truyền thống, đồng thời gắn kết phát triển sản phẩm làng nghề với phát triển du lịch Thành Nhà Hồ, những năm gần đây, chè lam Phủ Quảng đã được huyện Vĩnh Lộc định hướng và có cơ chế hỗ trợ phát triển. Các hộ dân được tuyên truyền, vận động đầu tư cải tiến máy móc vào các khâu sản xuất; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm ra thị trường. Năm 2017, sản phẩm chè lam Phủ Quảng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, mở ra hướng phát triển bền vững cho sản phẩm này.

Chủ cơ sở sản xuất chè lam Lâm Thu - một trong những cơ sở sản xuất lớn nhất tại đây, cho biết: Hiện nay, mỗi ngày cơ sở xuất bán được khoảng 50-70kg thành phẩm. Vào những dịp lễ, tết, lượng khách hàng tăng cao, cơ sở này phải thuê thêm 4-5 lao động để kịp cung cấp hàng ra thị trường. Có ngày, lượng xuất bán đạt từ 200-300 kg. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn sản xuất, cơ sở sản xuất Lâm Thu đã tìm ra những bí quyết trong khâu chọn nguyên liệu cho đến khâu đóng gói, đầu tư hệ thống máy móc hiện đại để cho ra đời sản phẩm chè lam Phủ Quảng ngon nhất.

Cùng với chè lam Phủ Quảng, sản xuất đá cũng là một nghề truyền thống đang có sức vươn mạnh mẽ trên thị trường. Hiện nay, tại Cụm công nghiệp (CCN) Vĩnh Minh, xã Minh Tân, nhiều doanh nghiệp tiếp tục thuê đất, đầu tư mở rộng nhà xưởng sản xuất. Tại Công ty TNHH Đá mỹ nghệ Minh Tiến, đơn vị vừa đầu tư thêm 2 máy xẻ đá loại lớn, 20 máy dùi, máy cắt loại nhỏ, máy mài với số vốn hàng tỷ đồng để chuyển dần một số ngành nghề khai thác đá, sản xuất đá ốp lát, sản xuất đá vật liệu xây dựng sang chế tác đá mỹ nghệ phục vụ cho phát triển du lịch. Hiện, cơ sở đang tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động. Theo thống kê của UBND xã Minh Tân, tại CCN Vĩnh Minh có 129 cơ sở sản xuất đá ốp lát và chế tác đá mỹ nghệ, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 1.400 lao động, với thu nhập từ 4 đến 12 triệu đồng/người/tháng. CCN Vĩnh Minh hiện cũng đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết, với tổng vốn đầu tư 205,6 tỷ đồng và các ngành nghề: Sản xuất, chế tác, trưng bày sản phẩm tiểu thủ công nghiệp nghề đá, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí... Địa phương đang tích cực kiểm kê, hỗ trợ trong công tác giải phóng mặt bằng để Công ty TNHH BNB Hà Nội triển khai dự án, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo thuận lợi cho các công ty yên tâm sản xuất.

Ngoài 2 sản phẩm đã được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu nói trên, huyện Vĩnh Lộc cũng đang định hướng phát triển vùng nguyên liệu để sản xuất sản phẩm rượu Sâm Báo. Sản phẩm này cũng đã được xếp hạng và công nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2019. Với tiềm năng, triển vọng kinh tế từ việc phát triển loại dược liệu này, huyện Vĩnh Lộc định hướng nhân rộng mô hình liên kết sản xuất cây Sâm Báo để đưa loại cây trồng có giá trị này trở thành sản phẩm chủ lực của địa phương. Đồng thời, xây dựng kế hoạch để phát triển thương hiệu sâm Báo gắn với quảng bá hình ảnh du lịch huyện Vĩnh Lộc, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm cho loại cây dược liệu quý gắn với ngành nghề sản xuất loại rượu quý này.

Đại diện Phòng Kinh tế hạ tầng, UBND huyện Vĩnh Lộc, cho biết: Bên cạnh tiếp tục ưu tiên phát triển các ngành, như: Dệt may, giầy da là những ngành công nghiệp tạo việc làm cho nhiều lao động, huyện Vĩnh Lộc định hướng, xác định công nghiệp khai thác đá, chế tác đá mỹ nghệ là ngành công nghiệp trọng điểm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Huyện sẽ khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất, cải tiến mẫu mã nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ, duy trì các sản phẩm công nghiệp nông thôn đã được công nhận đi vào phát triển theo chiều sâu. Với các sản phẩm này, địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thương mại nhằm quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng tới xuất khẩu một số sản phẩm có tiềm năng.

Tùng Lâm


Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]