(Baothanhhoa.vn) - Trong quá trình phát triển, huyện Triệu Sơn đã đạt được những kết quả tương đối toàn diện trên các lĩnh vực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất (GTSX) ngày càng tăng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Triệu Sơn tích tụ, tập trung đất đai phát triển nông nghiệp quy mô lớn

Trong quá trình phát triển, huyện Triệu Sơn đã đạt được những kết quả tương đối toàn diện trên các lĩnh vực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất (GTSX) ngày càng tăng.

Mô hình trồng cây sachi ở xã Thái Hòa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một số sản phẩm cây trồng, vật nuôi đã và đang trở thành sản phẩm hàng hóa chủ lực của huyện, như: Lúa gạo, mía đường, thịt gia súc, gỗ nguyên liệu... và bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp từng bước được nâng cấp, xây dựng. Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Trong đó, việc tích tụ, tập trung đất đai phát triển nông nghiệp quy mô lớn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển.

Từ năm 2016 đến hết tháng 9–2018, trên địa bàn huyện đã chuyển đổi được 1.280 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản. Một số mô hình tích tụ ruộng đất quy mô lớn, chuyển đổi cây trồng có hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bền vững, như: Mô hình trồng dược liệu, doanh thu đạt 500 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận đạt khoảng 200 triệu đồng; mô hình trồng ớt doanh thu đạt 160-340 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận 100-260 triệu đồng; mô hình trồng rau màu các loại doanh thu đạt từ 130 đến 200 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận khoảng 50-60 triệu đồng; mô hình trồng cây cảnh doanh thu đạt 500-600 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận 250-300 triệu đồng... Mô hình tích tụ, tập trung đất đai thành cách đồng mẫu lớn, như: Mô hình trồng dược liệu tại các xã Thái Hòa 30 ha, xã Khuyến Nông 5 ha; mô hình trồng mía nguyên liệu 80 ha (xã Vân Sơn 60 ha, xã An Nông 20 ha)...; mô hình sản xuất lúa giống 35 ha tại xã Đồng Tiến. Tích tụ, tập trung đất đai phát triển nông nghiệp quy mô lớn đã góp phần tăng giá trị kinh tế trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp từ 83,2 triệu đồng năm 2015 lên 92,4 triệu đồng ước năm 2018. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện phát triển chưa bền vững, quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, nhiều vùng chưa khai thác có hiệu quả, chưa tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao, thu nhập của người nông dân còn thấp, chưa có nhiều chuỗi liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Việc chuyển đổi đất trồng lúa, tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn tiến độ chậm, còn manh mún; chưa có nhiều mô hình có hiệu quả kinh tế cao. Theo đánh giá của huyện Triệu Sơn, nguyên nhân chủ yếu là do chưa có quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cụ thể, để nông dân tự chuyển đổi theo ý chủ quan của bản thân hoặc theo phong trào tự làm, tự phát, chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, người nông dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, diện tích chuyển đổi rải rác, sản xuất theo kiểu tự cung, tự cấp ở các hộ dân là chính; chưa có nhiều tổ chức, cá nhân chủ động dồn điền, đổi thửa tích tụ ruộng đất tạo thành vùng lớn để sản xuất theo chuỗi hàng hóa. Một số xã quy hoạch sử dụng đất chưa được rõ ràng, công khai nên người dân chưa yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Một số cán bộ tinh thần trách nhiệm với người dân chưa cao. Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chưa nhiều do sản xuất nông nghiệp dễ gặp rủi ro, chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, lợi nhuận thấp; diện tích quy mô lớn sản xuất mang tính hàng hóa chưa nhiều dẫn đến khó khăn trong áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất...

Đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Triệu Sơn cho biết, huyện tiếp tục thực hiện rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch đã được phê duyệt; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa có tiềm năng, lợi thế, quy mô lớn trên địa bàn. Chuyển đổi mạnh mẽ các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, tiếp tục khuyến khích tích tụ ruộng đất theo quy định của pháp luật. Huyện cũng sẽ xem xét, ban hành chủ trương thực hiện tích tụ ruộng đất là khâu đột phá trong tổ chức sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới. Tích tụ ruộng đất được thực hiện một cách linh hoạt, như: Chuyển dịch giữa nông dân với nông dân (dồn điền, đổi thửa hoặc nông dân trao đổi, thuê, mượn lại đất của nhau); thông qua các HTX, tổ hợp tác để các hộ nông dân cùng góp đất đầu tư phát triển sản xuất hoặc hộ nông dân không góp đất nhưng thống nhất về định hướng thị trường, đầu vào phục vụ sản xuất, đầu ra cho sản phẩm, phương thức canh tác; thông qua doanh nghiệp để các hộ nông dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Doanh nghiệp thuê lại đất của nông dân liên kết sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, áp dụng cơ giới hóa vào các khâu sản xuất. Huyện tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đồng thời, quan tâm tổ chức lại hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp. Khuyến khích phát triển các tổ hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn bảo đảm hoạt động hiệu quả, tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân. Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa đặc trưng gắn với mô hình phát triển sản xuất. Thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho nông dân; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ quản lý HTX, tổ hợp tác và ứng dụng rộng rãi các tiến bộ mới về giống cây trồng có năng suất, chất lượng tốt và khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện thời tiết bất thuận cao; từng bước sử dụng giống cây trồng biến đổi gen (ngô, đậu tương...).


Bài và ảnh: Xuân Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]