(Baothanhhoa.vn) - Xuất hiện từ ngày 16-5 với 2 ổ dịch đầu tiên tại xã Dân Lý và Vân Sơn, đến ngày 28-5 dịch tả lợn Châu phi đã lan rộng ra 20 xã, thị trấn. Sau 12 ngày có dịch, toàn huyện Triệu Sơn đã phải tiêu hủy 3.384 con lợn bệnh của 765 hộ chăn nuôi. Trước tình hình trên, huyện Triệu Sơn đang triển khai đồng bộ các giải pháp khẩn cấp ứng phó dịch tả lợn Châu Phi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Triệu Sơn: Dồn toàn lực dập dịch tả lợn Châu Phi

Xuất hiện từ ngày 16-5 với 2 ổ dịch đầu tiên tại xã Dân Lý và Vân Sơn, đến ngày 28-5 dịch tả lợn Châu phi đã lan rộng ra 20 xã, thị trấn. Sau 12 ngày có dịch, toàn huyện Triệu Sơn đã phải tiêu hủy 3.384 con lợn bệnh của 765 hộ chăn nuôi. Trước tình hình trên, huyện Triệu Sơn đang triển khai đồng bộ các giải pháp khẩn cấp ứng phó dịch tả lợn Châu Phi.

Huyện Triệu Sơn: Dồn toàn lực dập dịch tả lợn Châu Phi

Ông Lê Xuân Dương, Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn kiểm tra, nhắc nhở các hộ dân tăng cường phòng, chống dịch.

Nỗi nguy lợn dịch

Về huyện Triệu Sơn trong những ngày này đi đến đâu cũng thấy các chốt kiểm soát dịch tả lợn Châu Phi; đường làng, ngõ xóm phủ vôi bột trắng xóa, người dân bất thần lo lắng trước “cơn bão” dịch đang hoành hành. Tại hộ gia đình ông Lê Đức Ánh, thôn 2 - một trong 2 ổ dịch đầu tiên xuất hiện trên địa bàn huyện, chuồng trại chăn nuôi trống trơn, vôi bột, thuốc khử trùng được rắc khắp xung quanh vườn, nhà. Ông Ánh cho biết: Đã 8 năm nay gia đình đầu tư chăn nuôi lợn nhưng chưa năm nào dịch bệnh lại làm cho gia đình thiệt hại nặng nề như vậy. Đột nhiên 40 con lợn trong chuồng bị dịch lăn ra chết hết. Sau đợt dịch này, không biết đến khi nào gia đình mới có thể tái đàn được. Bởi, hiện tại gia đình đang phải vay ngân hàng đầu tư chăn nuôi, vì vậy dịch bệnh xảy ra là một cú sốc với gia đình, rất mong muốn cơ quan chức năng sớm hỗ trợ vốn cho bà con để người dân tái đàn một cách nhanh nhất.

Ở xã Vân Sơn, trường hợp lợn bị dịch chết như gia đình ông Ánh đến thời điểm ngày 29-5 đã là 25 hộ, với tổng trọng lượng lợn bị tiêu hủy là 36 tấn. Do vậy, những hộ chăn nuôi trang trại quy mô lớn giống như gia đình anh Nguyễn Đại Du, thôn 4 đang rất bất an. Anh Du cho biết: Hiện tại, trang trại gia đình anh có 30 con lợn nái, 400 con lợn thịt nên công tác phòng, chống dịch rất nghiêm ngặt, ngày nào anh cũng cho phun tiêu độc, khử trùng; hàng hóa ra vào trang trại đều phải phun thuốc “trong bất xuất, ngoại bất nhập” để tránh dịch bệnh lây lan.

Anh Lê Văn Hoàng, Phó Chủ tịch UBND xã Vân Sơn cho biết Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện trên địa bàn xã Vân Sơn từ ngày 13-5. Từ khi có dịch đến nay địa phương phải huy động nhiều nhân lực cùng vào cuộc, làm việc không kể ngày đêm để phòng dịch, dập dịch. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng, dịch bùng phát rất nhanh. Mới buổi sáng mà đoàn liên ngành của xã đang phải tiêu hủy lợn hàng chục con lợn dịch.

Theo chân anh Hoàng, chúng tôi vòng vèo trên con đường đất vừa mới được cào bằng để cho xe vận chuyển lợn dịch vào tiêu hủy. Tại hố tiêu hủy lợn, số lợn dịch đang chất đống trên miệng hố. Các thành viên trong đoàn liên ngành của xã mỗi người một việc, người thì phun thuốc khử trùng, người thì rắc vôi, khiêng lợn bỏ vào hố chôn… mỗi người một nhiệm vụ, làm một cách thuần thục để nhanh chóng giải quyết hết số lợn cần tiêu hủy trong buổi sáng.

Huyện Triệu Sơn: Dồn toàn lực dập dịch tả lợn Châu Phi

Lực lượng liên ngành xã Vân Sơn tiêu hủy lợn dịch.

Thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp

Không chỉ xã Vân Sơn huy động sự vào cuộc của tất cả các ban, ngành, đoàn thể tham gia vào công tác phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi mà những ngày qua trên địa bàn huyện Triệu Sơn cả hệ thống chính trị vào cuộc gồng mình dập dịch.

Cùng đoàn cán bộ của huyện do ông Lê Xuân Dương, Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn dẫn đầu đi một vòng quanh các xã Dân Lý, Tiến Nông, Vân Sơn để nắm bắt, kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh, đến đâu chúng tôi cũng bắt gặp các lực lượng chức năng đang chặn các xe ra, vào vùng dịch để phun thuốc tiêu độc, khử trùng. Một trong những cán bộ của xã Tiến Nông bộc bạch: “Đã 10 ngày nay chưa về nhà vì hầu hết các thành viên trong tổ kiểm tra, giám sát của xã đều phải trực bên chốt kiểm soát 24/24h để tổ chức phun thuốc tiêu độc, khử trùng các phương tiện vận tải ra vào vùng dịch; kiểm soát không cho lợn và sản phẩm từ thịt lợn ra vào vùng dịch…”

Huyện Triệu Sơn: Dồn toàn lực dập dịch tả lợn Châu Phi

Phun thuốc tiêu độc, khử trùng các phương tiện ra, vào vùng dịch xã Tiến Nông.

“Từ khi xuất hiện dịch đến nay, không chỉ toàn hệ thống chính trị vào cuộc mà toàn dân đều tham gia vào công tác phòng chống dịch..” – Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Xuân Dương tiếp lời. Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện trên địa bàn huyện Triệu Sơn từ ngày 16-5 với 2 ổ dịch đầu tiên tại xã Dân Lý và Vân Sơn, đến ngày 28- 5 dịch lan rộng ra 20 xã, thị trấn. Sau 12 ngày có dịch, toàn huyện Triệu Sơn đã phải tiêu hủy 3.384 con lợn bệnh của 765 hộ chăn nuôi. Trước tình hình trên, Huyện ủy, UBND huyện Triệu Sơn đang triển khai đồng bộ các giải pháp khẩn cấp ứng phó dịch tả lợn Châu Phi. Huyện huy động toàn hệ thống chính trị từ huyện đến xã tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch, dừng tất cả các công việc chưa thực sự cần thiết để tập trung công tác chống dịch; ban hành 6 công điện, công văn chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh; thành lập 85 chốt kiểm dịch, trong đó huyện kiện toàn 6 chốt, các xã thành lập 79 chốt. Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng đoàn đi kiểm tra thường xuyên, đột xuất, thực hiện các giải pháp cấp bách khống chế dịch; kiểm soát vận chuyển giết mổ gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia súc, gia cầm từ ngoài vào địa bàn huyện. Các thành viên trong ban chỉ đạo phòng, chống dịch tăng cường, liên tục bám các xã, thị trấn chỉ đạo, kiểm tra công tác tiêu hủy lợn, công tác phòng, chống dịch. Đến thời điểm hiện tại, số hóa chất tiêu độc, khử trùng đã sử dụng trên địa bàn toàn huyện là 7.646 lít, rắc 538,45 tấn vôi bột.

Tuy nhiên, theo ông Lê Xuân Dương: Mặc dù huyện thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch (từ việc tiêu hủy lợn bệnh; khử trùng tiêu độc ổ dịch, môi trường xung quanh; lập chốt kiểm soát ngăn chặn buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn ra vào vùng dịch…) với quyết tâm không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng; song thực tế cho thấy, tốc độ lây lan của dịch trên địa bàn huyện rất nhanh. Bởi, dịch tả lợn Châu Phi là loại dịch bệnh mới, chưa có thuốc chữa và vắc - xin phòng, chống. Cùng với đó, thời tiết nóng, ẩm thất thường là điều kiện thuận lợi cho virus dịch tả lợn Châu Phi phát triển. Cơ chế lây truyền bệnh khá đa dạng: qua phương tiện vận chuyển, nguồn thức ăn, người vào vùng dịch không được khử trùng, tiêu độc đầy đủ, qua các loại động vật trung gian truyền nhiễm... Vì vậy, các thành viên trong ban chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn Châu Phi của huyện đang tiếp tục tăng cường đi kiểm tra, chỉ đạo các xã, thị trấn phòng, chống dịch theo đúng quy định, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, kiện toàn lại ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật và thành lập tổ công tác, chốt kiểm soát, tổ cơ động, tổ tiêu hủy phòng, chống dịch. Kiểm tra, giám sát dịch bệnh đến hộ, thôn, xóm để phát hiện sớm các ổ dịch và bao vây dập tắt dịch ngay khi còn ở diện hẹp, quyết tâm không để dịch lây lan diện rộng; tiếp tục thống kê, phân loại quản lý tốt tổng đàn lợn hiện có đến từng hộ chăn nuôi để theo dõi, quản lý phục vụ công tác phòng, chống dịch hiệu quả; thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, lưu thông thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn trong vùng có dịch; tăng cường thông tin, tuyên truyền để các chủ doanh nghiệp, chủ hộ trang trại, gia trại, người chăn nuôi và cộng đồng nắm vững, nắm chắc, hiểu rõ mức độ nguy hiểm và biện pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi và các chính sách hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch theo đúng quy định; thực hiện tiêu độc, khử trùng, tiêu hủy lợn bị ốm, chết và các sản phẩm của lợn theo đúng hướng dẫn của UBND tỉnh…

Huyện Triệu Sơn: Dồn toàn lực dập dịch tả lợn Châu Phi

Chuồng trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc ở xã Dân Lý thường xuyên được phun thuốc tiêu độc, khử trùng.

Với những giải pháp đồng bộ trên cùng sự nỗ lực cao nhất của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân trong việc khống chế bệnh dịch tả lợn Châu Phi, tránh lây lan ra diện rộng, huyện Triệu Sơn đề nghị các cơ quan chuyên môn của tỉnh tiếp tục hỗ trợ trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, hóa chất để huyện triển khai phun tiêu độc khử trùng xung quanh vùng dịch và vùng đệm nhằm ngăn chặn có hiệu quả dịch tả lợn Châu Phi lây lan ra diện rộng, ảnh hưởng đến chăn nuôi của toàn huyện nói riêng và của tỉnh nói chung.

Tô Dung


Tô Dung

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]