(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, huyện Thường Xuân có khoảng 1.000 ha cây dược liệu và được mở rộng diện tích qua các năm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thường Xuân chú trọng mở rộng diện tích trồng dược liệu

Huyện Thường Xuân chú trọng mở rộng diện tích trồng dược liệu

Diện tích trồng quế dưới tán rừng của gia đình ông Nguyễn Văn Minh, thôn Trung Chính, xã Xuân Cẩm (Thường Xuân).

Hiện nay, huyện Thường Xuân có khoảng 1.000 ha cây dược liệu và được mở rộng diện tích qua các năm.

Sở dĩ, cây dược liệu phát triển tốt trên địa bàn huyện là do có điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng,... cùng với hiệu quả kinh tế do cây trồng này mang lại. Để khai thác lợi thế này, việc phát triển cây dược liệu gắn với công nghiệp chế biến đang được xác định là hướng đi đúng đắn trong thời gian tới.

Tại xã Xuân Cẩm, nhiều năm qua, người dân đã chuyển đổi một số cây trồng kém hiệu quả kinh tế sang trồng quế, do đây là loài cây bản địa. Chúng tôi tìm đến mô hình trồng quế dưới tán rừng của gia đình ông Nguyễn Văn Minh, thôn Trung Chính. Gắn bó với giống quế Ngọc Châu Thường đến nay đã được 20 năm, ông Minh vẫn duy trì việc mở rộng diện tích để phát triển kinh tế gia đình. Từ 2 ha ban đầu, đến nay gia đình ông có 5 ha trồng quế. Được biết, với mô hình này, mỗi năm, trừ chi phí gia đình ông thu lãi từ 300 đến 350 triệu đồng. Bên cạnh đó, ông Minh còn tìm hiểu quy trình, đầu tư máy móc ép tinh dầu quế, mỗi năm sản xuất được khoảng hơn 100 lít tinh dầu, trừ chi phí, ông thu lãi từ 50 đến 70 triệu đồng. Ông cho biết: “Trước đây, cây quế chỉ bán được vỏ, nhưng nay thân, cành, lá đều sử dụng được. Muốn bảo tồn và phát triển cây quế ngọc, nhất thiết phải thay đổi suy nghĩ của người dân, bởi họ không mặn mà vì chu kỳ sản xuất kéo dài. Tuy nhiên, nếu biết xoay vòng đồng vốn, lấy ngắn nuôi dài thì trồng quế mang lại lợi ích bền vững hơn so với các loại cây lâm nghiệp khác”. Được biết, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phát triển bền vững vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu của thị trường, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, bảo tồn và phát triển cây quế hướng đến mục tiêu nâng cao thu nhập, từng bước ổn định cuộc sống cho người trồng quế, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát triển bền vững cây quế ngọc Thường Xuân, giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025”. Bên cạnh đó, để kích cầu sản xuất, UBND huyện đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực, như: Bảo tồn cây giống, trồng mới, xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, tập huấn kỹ thuật... Đến nay, toàn huyện có 700 ha trồng quế, mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình. Cùng với việc bảo tồn, phát triển cây quế, trên địa bàn huyện còn trồng nhiều loại cây dược liệu khác có giá trị kinh tế cao, như: Xả, nghệ vàng, sa nhân tím... Một số diện tích đang được liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp, như: Công ty CP Bảo tồn dược liệu và Phát triển đông y Hoàn Thiện, Công ty TNHH MTV Quế Thường Xuân... Vừa qua, trên địa bàn xã Thọ Thanh, giống cây bạc hà đã được người dân địa phương đưa vào trồng thử nghiệm, liên kết với doanh nghiệp Nhật Bản với mức hỗ trợ 10 triệu đồng/ha.

Bà Hà Thị Nguyệt, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện, cho biết: Thời gian qua, UBND huyện đã chỉ đạo triển khai trồng cây dược liệu dưới tán rừng bằng hình thức liên kết giữa doanh nghiệp và nhân dân, hỗ trợ giống để mở rộng diện tích. Trong đó, vận động nhân dân trồng chuyên canh và xen canh với loại cây trồng khác. Các đơn vị chức năng của huyện phối hợp với UBND các xã tuyên truyền, vận động nhân dân duy trì và chăm sóc diện tích hiện có, nhằm tạo nguồn giống để mở rộng diện tích cho các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án để hỗ trợ giống cho nhân dân trồng và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến đầu tư phát triển, quản lý vùng dược liệu trên địa bàn, hỗ trợ bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch... Tuy nhiên, hiện nay diện tích trồng dược liệu hầu hết là manh mún và tự phát, chưa có thị trường tiêu thụ ổn định. Để phát huy tiềm năng lợi thế về phát triển cây dược liệu của địa phương, trước khi đưa vào trồng cần nghiên cứu đánh giá trên quy mô nhỏ trước khi nhân rộng để hạn chế rủi ro khi cây chưa thích nghi được với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng... Đồng thời, có những chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, doanh nghiệp tham gia đầu tư, liên kết sản xuât cây dược liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm để phát triển cây dược liệu bền vững.

Lê Ngọc


Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]