(Baothanhhoa.vn) - Theo thống kê, đến nay trên địa bàn huyện Thường Xuân có 7 mô hình làng nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống tập trung ở các xã Ngọc Phụng, Xuân Dương, Xuân Cẩm, Vạn Xuân, Luận Thành, với chủ yếu là các nghề đan cót, đan mê xuất khẩu, nứa cuốn, dệt thổ cẩm. Tuy nhiên, hiện nay trong nền kinh tế thị trường, nhiều sản phẩm công nghiệp lấn át sản phẩm truyền thống, nên dẫn đến nhiều mô hình làng nghề trên địa bàn huyện dần bị mai một.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thường Xuân bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống

Theo thống kê, đến nay trên địa bàn huyện Thường Xuân có 7 mô hình làng nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống tập trung ở các xã Ngọc Phụng, Xuân Dương, Xuân Cẩm, Vạn Xuân, Luận Thành, với chủ yếu là các nghề đan cót, đan mê xuất khẩu, nứa cuốn, dệt thổ cẩm. Tuy nhiên, hiện nay trong nền kinh tế thị trường, nhiều sản phẩm công nghiệp lấn át sản phẩm truyền thống, nên dẫn đến nhiều mô hình làng nghề trên địa bàn huyện dần bị mai một.

Huyện Thường Xuân bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống

Nghề đan lát mây tre đan ở thôn Xuân Lập, xã Ngọc Phụng.

Qua khảo sát cho thấy, các mô hình làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Thường Xuân chưa theo quy hoạch và mang tính tự phát, thiếu đầu tư cơ sở vật chất. Loại hình sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu tại hộ gia đình, hoạt động chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Mặc dù sản phẩm của bà con từ các làng nghề làm ra tương đối chất lượng và mang tính thẩm mỹ cao, tuy nhiên vẫn không cạnh tranh được với các sản phẩm công nghiệp khác. Bên cạnh đó, thiếu sự quan tâm đầu tư từ phía chính quyền cũng như người dân khiến cho nhiều mô hình làng nghề truyền thống đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.

Xuân Cẩm là một trong số ít xã của huyện Thường Xuân hiện vẫn còn lưu giữ, phát triển làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống, chị em phụ nữ, các bà, các mẹ, sau những giờ lên nương rẫy, lại quây quần bên khung cửi, chăm chỉ với từng họa tiết, hoa văn trên mỗi chiếc váy, chiếc khăn bằng niềm đam mê, muốn lưu giữ lại giá trị văn hóa truyền thống của quê hương. Được biết, nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở đây có từ lâu đời, hiện nay vẫn được duy trì, hiện cả xã có gần 50 khung dệt, chủ yếu ở thôn Thanh Xuân. Sản phẩm bà con làm ra là những chiếc khăn, váy, gối, đệm nhưng chủ yếu để phục vụ nhu cầu cá nhân, gia đình, còn sản phẩm mang bán gặp rất nhiều khó khăn do không tìm được đầu ra. Nếu chính quyền địa phương không có giải pháp kịp thời, thì nghề dệt thổ cẩm ở đây sẽ dần bị quên lãng.

Trước thực trạng trên, huyện Thường Xuân đang triển khai nhiều giải pháp tích cực nhằm bảo tồn và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống. Trong đó, tiếp tục tăng cường phối hợp với các cấp, các ngành tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề phát triển. Cùng với đó, huyện ban hành các chính sách khuyến khích nhằm hỗ trợ các làng nghề; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ; tăng cường các hoạt động quảng bá sản phẩm từ các làng nghề, gắn với phát triển du lịch; thường xuyên mở các lớp nâng cao tay nghề và hỗ trợ kỹ thuật cho bà con... có như vậy thì các mô hình làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Thường Xuân mới tồn tại và ngày càng phát triển.

Bài và ảnh: Khánh Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]