(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, huyện Thiệu Hóa đã triển khai thực hiện dồn điền, đổi thửa; tích tụ đất đai để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, gắn với các cơ sở chế biến và bao tiêu sản phẩm. Đồng thời, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật về giống, hệ thống canh tác, cơ giới hóa, quản lý dịch bệnh, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên từng đơn vị diện tích và bảo vệ môi trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thiệu Hóa phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị kinh tế

Thời gian qua, huyện Thiệu Hóa đã triển khai thực hiện dồn điền, đổi thửa; tích tụ đất đai để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, gắn với các cơ sở chế biến và bao tiêu sản phẩm. Đồng thời, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật về giống, hệ thống canh tác, cơ giới hóa, quản lý dịch bệnh, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên từng đơn vị diện tích và bảo vệ môi trường.

Nhiều hộ dân thị trấn Vạn Hà (Thiệu Hóa) đầu tư phát triển trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Huyện duy trì diện tích sản xuất nông nghiệp hàng năm ổn định từ 21.500 ha đến 21.700 ha, sản lượng lương thực luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra. Vụ chiêm xuân và vụ mùa sử dụng các loại giống năng suất khá, chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và có sức cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất và an toàn cho người tiêu dùng. Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp bằng cơ giới hóa và cơ giới hóa tập trung trên các cánh đồng lớn tạo ra sản phẩm hàng hóa trong việc thực hiện liên kết sản xuất và gắn doanh nghiệp với nông dân. Năm 2015 liên kết sản xuất được 720 ha, đến năm 2018 đã đạt 1.327 ha. Huyện thực hiện liên kết sản xuất lúa thuần DQ11 chất lượng cao với Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp Hồng Quang Ninh Bình, diện tích 130 ha tại các xã Thiệu Duy, Thiệu Công, Thiệu Tiến, Thiệu Thành. Sản xuất 80 ha lúa chất lượng cao Thiên Ưu 8, Đài Thơm với Công ty Giống Trung ương, tại các xã Thiệu Thành, Thiệu Tiến. Mô hình sản xuất tập trung của Công ty CP Mía đường Lam Sơn, với diện tích 165 ha tại thị trấn Vạn Hà, xã Thiệu Đô và được tổ chức sản xuất bằng cơ giới hóa đồng bộ, chăm sóc theo phương pháp hữu cơ, đạt hiệu quả kinh tế cao. Mô hình cánh đồng tưới thông minh sản xuất liền vùng, cùng loại giống với diện tích 75 ha tại xã Thiệu Công. Ngoài ra, diện tích các loại cây rau màu, rau an toàn giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất theo hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân ngày càng tăng. Huyện tập trung phát triển các loại cây trồng có lợi thế, như: Lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao tăng từ 400 đến 745 ha, ngô thâm canh 200 ha, rau an toàn 27 ha, khoai tây Đức 200 ha, ớt xuất khẩu 150 ha, đậu tương rau 50 ha, sản xuất hạt giống lúa thuần 80 ha, lúa lai F1 50 ha... Để góp phần phát triển sản xuất, huyện quan tâm huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; đồng thời, định hướng xây dựng vùng sản xuất và áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học – kỹ thuật mới vào sản xuất đã thúc đẩy sản xuất và liên kết sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ vậy, giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn ngày càng tăng, năm sau tăng hơn năm trước, năm 2015 đạt 98 triệu đồng/ha, năm 2016 đạt 105 triệu đồng/ha, năm 2017 đạt 112 triệu đồng/ha, năm 2018 ước đạt 120 triệu đồng/ha.

Đi đôi với phát triển lĩnh vực trồng trọt, huyện luôn quan tâm chỉ đạo phát triển chăn nuôi; trong đó, chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại. Đến nay, trên địa bàn huyện có 73 trang trại. Kinh tế trang trại phát triển, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn hơn và gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm, mở ra hướng làm giàu cho nông dân. Trong quá trình đầu tư, phát triển sản xuất, chủ các trang trại khai thác và sử dụng có hiệu quả về tiềm năng đất đai, lao động, vốn đầu tư, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, mở rộng quy mô sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Ngoài ra, nhiều hộ dân trên địa bàn đã đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao và hiện tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 425 ha, sản lượng khoảng 1.146 tấn/năm; nhiều diện tích vùng đồng sâu trũng trồng lúa kém hiệu quả kinh tế được chuyển sang mô hình lúa - cá. Các xã có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn, hiệu quả kinh tế cao, như: Thiệu Công, Thiệu Long, Thiệu Tâm, Thiệu Ngọc, Thiệu Viên. Mô hình nuôi cá giống tại Thiệu Tâm, Thiệu Chính, Thiệu Viên, có hiệu quả kinh tế cao, tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động; mô hình nuôi con đặc sản (rùa, ba ba) tại Thiệu Hợp được duy trì và phát triển. Lựa chọn đưa vào chăn nuôi nhiều giống mới có hiệu quả cao như bò lai BBB (trong gần 3 năm đã phối giống cho ra đời được trên 600 bê lai BBB), duy trì tốt đàn lợn ngoại, gà ri mía... Đã cho sinh sản nhân tạo được các loại cá có hiệu quả cao như rô phi, trê lai (trại giống cá Thiệu Chính). Xây dựng và triển khai thành công mô hình nuôi tằm con tập trung dưới nền nhà tại xã Thiệu Đô, Thiệu Minh, Thiệu Tiến. Mô hình nấm - mộc nhĩ và nuôi thỏ tập trung tại Thiệu Tân; mô hình lợn rừng tại Thiệu Duy.

Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật phù hợp với yêu cầu phát triển mới của địa phương thông qua các lớp tập huấn, các khóa học ngắn hạn cho hơn 3.000 lượt người mỗi năm; đồng thời, gắn kết chặt chẽ việc xây dựng các mô hình khuyến nông với đào tạo kỹ thuật cho nông dân. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý HTX, tổ hợp tác và tổ chức bồi dưỡng và gửi đi đào tạo hàng trăm cán bộ quản lý HTX, tổ hợp tác. Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa công nghệ mới vào sản xuất, gắn với cơ giới hóa, thủy lợi hóa để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế trong sản xuất.

Trong thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao; xây dựng thương hiệu các sản phẩm lợi thế. Nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho cư dân nông thôn, bảo đảm an ninh lương thực, giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn.

Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế sản xuất vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Định hướng đầu tư phát triển các vùng sản xuất hạt giống lúa lai F1, hạt giống lúa thuần, vùng lúa thuần hàng hóa... Thực hiện có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi lợn hướng nạc, bò thịt chất lượng cao, tiếp tục phát triển chăn nuôi gia cầm siêu trứng - siêu thịt. Đẩy mạnh chuyển dịch diện tích ruộng sâu trũng trồng lúa năng suất thấp sang nuôi thủy sản. Nhân rộng mô hình nuôi con đặc sản (ba ba, rùa, cá quả, cá chình...) ra diện rộng; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nuôi trồng thủy sản, tạo nguồn sản phẩm đủ lớn để có tính cạnh tranh trên thị trường.


Bài và ảnh: Xuân Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]