(Baothanhhoa.vn) - Xác định công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, huyện Thiệu Hóa đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển. Từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thiệu Hóa phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Xác định công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, huyện Thiệu Hóa đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển. Từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Huyện Thiệu Hóa phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Nghề ươm tơ, dệt nhiễu làng Hồng Đô, xã Thiệu Đô.

Huyện Thiệu Hóa đã tập trung đẩy mạnh phát triển CN-TTCN theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; đồng thời, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động ổn định. Thực hiện tốt các chính sách về ưu đãi đầu tư, cải cách hành chính. Huyện cũng quan tâm thực hiện quy hoạch, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất để các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng sản xuất, kinh doanh; khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ thân thiện với môi trường. Với những giải pháp thiết thực, đến nay toàn huyện có 275 doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực, như: May mặc, vật liệu xây dựng, mộc dân dụng... và hơn 2.500 cơ sở sản xuất TTCN, như: Đúc đồng, trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu, bánh đa...

Nhằm khuyến khích phát triển TTCN, làng nghề, huyện đã và đang tăng cường hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề, sử dụng máy móc thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhằm phát triển các sản phẩm chủ lực phù hợp với tiềm năng lợi thế của địa phương. Hằng năm, huyện mở gần chục lớp đào tạo nghề CN-TTCN với hàng trăm người tham gia và các ngành nghề đào tạo, như: May công nghiệp, sửa chữa máy nông nghiệp, nghề mây giang xiên... Hiện, các cơ sở, doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực TTCN đã tạo việc làm cho gần 7.000 lao động, thu nhập bình quân khoảng 32 triệu đồng/người/năm. Công tác xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường được huyện quan tâm bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm; tổ chức hội nghị tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, huyện đã xây dựng thành công thương hiệu sản phẩm tơ Hồng Đô và 3 làng nghề truyền thống, là làng nghề đúc đồng Thiệu Trung; ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô, xã Thiệu Đô; làng bánh đa Đắc Châu, xã Thiệu Châu. Cùng với đó, bằng nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh và đóng góp của các cơ sở sản xuất, huyện đã xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho cụm làng nghề đúc đồng tại thôn Trà Đông, xã Thiệu Trung; cụm làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô, xã Thiệu Đô với vốn đầu tư hơn 21 tỷ đồng. Những năm qua, huyện Thiệu Hóa đã thực hiện quy hoạch xây dựng các cụm CN làng nghề; ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ khôi phục các làng nghề truyền thống; du nhập nhân cấy nghề mới.

Ông Đỗ Duy Trung, Trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng, UBND huyện Thiệu Hóa, cho biết: Để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất CN-TTCN trên địa bàn, huyện đã ban hành Đề án “Phát triển hạ tầng cụm công nghiệp, cụm làng nghề; thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”. Theo đó, 2 cụm làng nghề Thiệu Trung và Thiệu Đô đã đi vào hoạt động hiệu quả. Đồng thời, thành lập Cụm công nghiệp thị trấn Thiệu Hóa và quy hoạch xây dựng Cụm công nghiệp Thiệu Tâm với ngành nghề chính là sản xuất cá giống, Cụm công nghiệp Thiệu Giang với diện tích 17,5 ha... Thời gian tới, huyện tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; thu hút và ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn nhằm góp phần phát triển CN-TTCN. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, cơ sở đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đa dạng hóa các loại hình vay vốn hỗ trợ sản xuất nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CN-TTCN đầu tư, mở rộng phát triển sản xuất; liên kết, bao tiêu sản phẩm.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]