(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, huyện Thạch Thành tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm chủ lực; lựa chọn cây, con đặc sản theo vùng để phát triển và xây dựng thương hiệu sản phẩm nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thạch Thành xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa

Những năm gần đây, huyện Thạch Thành tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm chủ lực; lựa chọn cây, con đặc sản theo vùng để phát triển và xây dựng thương hiệu sản phẩm nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Mô hình trồng cam, bưởi ở xã Thành Vân cho hiệu quả kinh tế cao.

Anh Nguyễn Văn Ngọc, chủ trang trại trồng cam, bưởi ở xã Thành Vân, cho biết: Năm 1996, gia đình anh nhận thầu 6 ha đất của Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành để trồng mía nguyên liệu, ngô, khoai, sắn nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Nhận thấy cây cam ngọt, cây bưởi Diễn, bưởi da xanh phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu với đất trang trại nhà mình, năm 2013 anh đi tham quan và học hỏi kinh nghiệm các trang trại trồng cây cam ở Bắc Giang và quyết định đầu tư mua 1.000 cây cam Vinh, cam Vân Du, 1.100 cây bưởi Diễn, bưởi da xanh (loại 2 năm tuổi) về trồng; đầu tư hệ thống tưới nước bán tự động vừa bảo đảm cung cấp nước, vừa có tác dụng rửa sương muối hằng ngày cho cây cam. Do chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, nên cam, bưởi của gia đình phát triển tốt. Năm 2017, gia đình xuất bán 20 tấn cam, gần 30 tấn bưởi, cho thu nhập trên 1 tỷ đồng.

Để hoàn thành mục tiêu phát triển các mô hình nông nghiệp theo hướng hàng hóa, huyện Thạch Thành đã huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về giống, tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đồng thời thực hiện có hiệu quả các chính sách của tỉnh theo chương trình liên kết sản xuất, cho thuê đất sản xuất nông nghiệp; đẩy nhanh việc chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Thực hiện chuyển dần diện tích đất trồng lúa, trồng mía năng suất, hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Khuyến khích nhân dân tích tụ ruộng đất, đầu tư phát triển sản xuất theo hướng cánh đồng lớn, áp dụng cơ giới đồng bộ; có nhiều chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và liên kết bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân, chế biến, tiêu thụ nông sản. Vì vậy, nhiều mô hình nông nghiệp thâm canh theo hướng sản xuất hàng hóa được hình thành và mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình trồng cây ăn quả có múi ở xã Thành Vân, mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, mô hình cánh đồng lớn sản xuất mía nguyên liệu áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, mô hình liên kết trồng bí xanh, ớt, dưa chuột xuất khẩu... Triển khai sản xuất mía nguyên liệu tập trung, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trên diện tích 800 ha ở các xã: Thành Trực, Thành Vinh, Thạch Cẩm, Thạch Quảng, Thành Tân, Thạch Bình, Thạch Sơn, Thành Mỹ, năng suất đạt bình quân 85 tấn/ha, đặc biệt tại các xã Thạch Quảng, Thạch Cẩm, Thành Vinh, nơi có diện tích trồng mía tập trung lớn năng suất đạt từ 100 đến 120 tấn/ha; hình thành vùng cây ăn quả tập trung với diện tích 300 ha ở xã Thành Vân; phát triển chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn, công nghệ cao, đồng bộ, theo chuỗi giá trị. Năm 2018 huyện Thạch Thành đã lựa chọn được 7 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trong xây dựng nông thôn mới, như: Hỗ trợ mua máy làm đất đa năng để thực hiện liên kết sản xuất mía nguyên liệu ở Thạch Quảng; mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGap trong trồng cam ở xã Thành Vân; mô hình trồng mía nguyên liệu cánh đồng lớn theo chuỗi liên kết...

Thời gian tới, huyện Thạch Thành tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân mạnh dạn đầu tư, thay đổi tư duy, nhận thức đối với sản xuất nông sản thực phẩm sạch, an toàn đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mặt khác, đồng hành với bà con trong tìm kiếm thị trường, giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nhằm đưa sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn của địa phương ra thị trường.


Bài và ảnh: Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]