(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các HTX trên địa bàn huyện Thạch Thành tổ chức kiện toàn, chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012 và hoạt động có hiệu quả. Nhiều HTX đã đóng góp, khẳng định vai trò “bà đỡ” trong sản xuất, kinh doanh, từng bước nâng cao thu nhập cho các thành viên; đồng thời, giúp thành viên HTX, hộ dân trên địa bàn được thụ hưởng tối đa các dịch vụ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thạch Thành chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX

Thời gian qua, các HTX trên địa bàn huyện Thạch Thành tổ chức kiện toàn, chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012 và hoạt động có hiệu quả. Nhiều HTX đã đóng góp, khẳng định vai trò “bà đỡ” trong sản xuất, kinh doanh, từng bước nâng cao thu nhập cho các thành viên; đồng thời, giúp thành viên HTX, hộ dân trên địa bàn được thụ hưởng tối đa các dịch vụ.

Huyện Thạch Thành chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX

Nông dân xã Thành Hưng chăm sóc rau an toàn tập trung.

Nhiều HTX đã đăng ký mở rộng ngành nghề kinh doanh, đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, vận tải, xây dựng công trình phúc lợi, chế biến nông – lâm - sản, đầu tư chuyển đổi mô hình kinh doanh chợ, như: HTX Thạch Sơn, HTX Thạch Quảng, HTX Thành Tân, HTX Thành Vân, HTX Thành Long, HTX vận tải Thạch Thành... Gắn sản xuất, chế biến, bao tiêu sản phẩm mật mía, liên kết sản xuất giống cây trồng và nông sản, như: HTX Thạch Sơn, HTX Thành Tiến... Đầu tư máy móc cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tại HTX Thành Tân, HTX Thành Vinh, HTX Thành Long..., từ đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực cung cấp các dịnh vụ. Nhiều HTX đã thực hiện khá tốt việc tìm kiếm hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho thành viên và nhân dân; đồng thời, giúp UBND xã chỉ đạo sản xuất, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống, cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 33 HTX; trong đó, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp 28 HTX, 3 HTX kinh doanh dịch vụ vận tải, 2 HTX thương mại. Tổng số thành viên của HTX là 16.373 người, tăng 3.066 người so với năm 2015; thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong HTX khoảng 24 triệu đồng/người/năm, tăng 20% so với năm 2015.

Phần lớn HTX dịch vụ nông nghiệp đã và đang tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút thành viên, huy động vốn, đầu tư phát triển ngành nghề kinh doanh, mua sắm trang thiết bị máy móc, mở rộng dịch vụ cơ giới hóa, phục vụ nhu cầu sản xuất của thành viên và nhân dân. Như mua sắm máy gặt đập liên hợp, máy làm đất, máy nâng bốc mía, máy trồng mía...; cải tạo, nâng cấp lưới điện, trạm bơm, duy tu bảo dưỡng và xây mới kênh mương nội đồng. Phát triển, mở rộng các khâu dịch vụ sản xuất rau an toàn, liên kết tiêu thụ sản phẩm, vệ sinh môi trường, cung ứng vật tư nông nghiệp, xây dựng, vận tải. Thông qua các khâu dịch vụ, các HTX ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng dịch vụ của thành viên; đồng thời, phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhân dân trên địa bàn, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp... Các HTX chủ động cùng với trạm bảo vệ thực vật, cung ứng thuốc, hướng dẫn, tư vấn cách sử dụng thuốc “4 đúng” trong sản xuất nông nghiệp bằng nhiều hình thức cho nhân dân tại các thôn, tổ, đội dịch vụ, trực tiếp ngoài đồng ruộng. Đồng thời, cung ứng thuốc bảo vệ thực vật đặc hiệu, tổ chức phun thuốc trừ sâu bệnh tập trung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc, giảm chi phí, số lần phun cho các hộ dân, góp phần khống chế, dập dịch một số loài sâu bệnh chính như cuốn lá, rầy nâu, đạo ôn trên lúa hàng năm. Dịch vụ cung ứng giống của các HTX chủ yếu tập trung cung ứng giống lúa, ngô, khoai lang, mía, hạt rau đậu các loại cho xã viên thông qua việc ký hợp đồng với các công ty giống. Dịch vụ phân bón của các HTX chủ yếu cung ứng các loại phân vô cơ, phân hỗn hợp N-P-K cho thành viên thông qua hợp đồng đầu tư trả chậm giữa HTX với các doanh nghiệp sản xuất phân bón. Một số HTX dịch vụ bảo vệ đồng điền được lồng ghép với dịch vụ thủy lợi nội đồng, phí dịch vụ được thu theo đầu diện tích hưởng lợi do thành viên và nhân dân đóng góp thông qua hợp đồng. Dịch vụ làm đất của các HTX tập trung việc cày, bừa, rạch hàng, làm đất trồng mía, chăm sóc mía; phí dịch vụ được thu theo hợp đồng cày bừa làm đất, khai hoang và phân bổ theo đầu diện tích hưởng lợi do xã viên và nhân dân đóng góp thông qua hợp đồng. Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm chủ yếu vận tải mía nguyên liệu, vật liệu xây dựng, lúa, ngô... Đến nay, có 2 HTX thương mại - dịch vụ, hoạt động tương đối ổn định và có bước phát triển khá. Toàn huyện hiện có 3 HTX kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách bằng xe ô tô được Sở Giao thông - Vận tải cấp phép hoạt động, trong đó có 1 HTX chuyên vận tải mía nguyên liệu.

Để đạt được kết quả hoạt động của các HTX trên địa bàn, UBND huyện Thạch Thành đã chỉ đạo, phân công trách nhiệm cụ thể trong công tác quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể cho các phòng, các đơn vị. Công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành Luật HTX năm 2012 của các cơ quan có liên quan đối với các HTX được tăng cường. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX cơ bản đáp ứng yêu cầu trang bị kiến thức chủ yếu về quản trị, kỹ năng quản lý, góp phần nâng cao trình độ, nhận thức, năng lực cho cán bộ quản lý, chuyên môn của các HTX. Hàng năm, huyện phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh HTX Thanh Hóa tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cho cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật của HTX dịch vụ nông nghiệp. Huyện hỗ trợ các HTX thông qua việc triển khai các đề tài, dự án khoa học công nghệ tại các xã, thị trấn về sản xuất lúa có năng suất cao; du nhập, tuyển chọn các giống tốt ở một số loại cây trồng; ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo, lai tạo giống chất lượng cao trong chăn nuôi. Một số đơn vị đã bố trí kinh phí thực hiện chương trình khuyến công, khuyến nông, triển khai các đề tài, dự án, hỗ trợ HTX ứng dụng giống mới, bảo quản và chế biến nông sản, sản xuất các loại giống cây trồng. Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ thanh toán, các tổ chức tín dụng đã cải tiến quy trình, thủ tục cho vay, khoanh nợ, gia hạn, miễn giảm lãi vay, tạo thuận lợi cho các HTX tiếp cận được nguồn vốn, góp phần giải quyết một phần khó khăn về vốn, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển. Huyện phối hợp với các sở, ngành có liên quan của tỉnh, hỗ trợ và tổ chức cho các HTX tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại do các ngành cấp tỉnh và địa phương tổ chức nhằm tìm kiếm cơ hội để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đồng chí Đỗ Thị Phiến, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thạch Thành, cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức, quy mô khác nhau trong các ngành, lĩnh vực, địa bàn; nhất là ở những xã, thị trấn chưa có HTX. Đổi mới, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của những HTX hiện có. Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện chỉ đạo các HTX tập trung làm tốt các dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của thành viên, của nhân dân; từng bước mở rộng ngành nghề sản xuất, kinh doanh tổng hợp; lĩnh vực phi nông nghiệp vừa tổ chức sản xuất vừa kinh doanh dịch vụ. Mở rộng các hình thức kinh doanh, liên kết giữa tổ hợp tác, HTX với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc đầu tư phát triển sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, nâng cao chất lượng các khâu dịch vụ cho thành viên và cộng đồng dân cư trên địa bàn. Khuyến khích các HTX mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh trên cơ sở liên kết, hợp nhất, sáp nhập thành HTX có quy mô lớn hơn, hoặc thành lập liên hiệp HTX. Tăng cường liên doanh, liên kết giữa các HTX với nhau và với doanh nghiệp để tạo ra chuỗi giá trị cung ứng sản phẩm hàng hóa cho các thành viên và thị trường.

Bài và ảnh: Xuân Cường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]