(Baothanhhoa.vn) - Huyện Quan Sơn hiện có tổng diện tích đất lâm nghiệp 11.931,36 ha; trong đó, diện tích rừng sản xuất 10.205,87 ha, rừng phòng hộ 1.725,49 ha. Để duy trì ổn định diện tích rừng, hàng năm, huyện trồng mới gần 2.000 ha rừng tập trung; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 120.000m3.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Quan Sơn phát triển nghề chế biến lâm sản

Huyện Quan Sơn phát triển nghề chế biến lâm sản

Cơ sở chế biến lâm sản tại xã Tam Thanh (Quan Sơn).

Huyện Quan Sơn hiện có tổng diện tích đất lâm nghiệp 11.931,36 ha; trong đó, diện tích rừng sản xuất 10.205,87 ha, rừng phòng hộ 1.725,49 ha. Để duy trì ổn định diện tích rừng, hàng năm, huyện trồng mới gần 2.000 ha rừng tập trung; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 120.000m3.

Ngoài ra, Quan Sơn cũng có hơn 3.000 ha rừng vầu, luồng, nứa được cấp chứng chỉ FSC, đủ điều kiện xuất khẩu, mở ra cơ hội tiêu thụ với sản lượng lớn và nâng cao giá trị kinh tế cho vùng nguyên liệu. Cùng với phát triển rừng, việc phát triển chế biến lâm sản luôn được huyện quan tâm. Toàn huyện có 34 doanh nghiệp đang hoạt động và 109 cơ sở chế biến lâm sản. Những năm gần đây, tỷ lệ các cơ sở chế biến, kinh doanh gỗ xẻ, gỗ thanh tăng mạnh, các sản phẩm chế biến chủ yếu, như: dăm mảnh, ván bóc, ván xẻ, ván thanh, chế tác và kinh doanh đồ mộc gia dụng. Các sản phẩm sau chế biến được tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài tỉnh, một phần được xuất sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan. Nhiều cơ sở, doanh nghiệp đã tích cực áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các cơ sở này tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm từ tre luồng, tạo việc làm cho gần 1.000 lao động với thu nhập từ 4,5 triệu đồng đến 10 triệu đồng/người/tháng, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo. Ngoài ra, các làng nghề mộc truyền thống cũng được huyện quan tâm duy trì, phát triển. Cùng với tiêu thụ nguồn nguyên vật liệu tại chỗ, các cơ sở, doanh nghiệp còn thu mua lâm sản từ các địa bàn lân cận để chế biến, tạo việc làm, đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. 10 tháng năm 2020, giá trị sản xuất lâm nghiệp huyện Quan Sơn đạt hơn 500 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ.

Gia đình anh Hà Văn Chuyên, chủ cơ sở chế biến ở xã Tam Thanh, cho biết: Để tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu của địa phương, năm 2012, gia đình anh mở cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản. Hiện nay, trung bình mỗi ngày xưởng của gia đình anh sơ chế khoảng 20m3 gỗ. Nguồn nguyên liệu chủ yếu được cung cấp từ các hộ gia đình trồng rừng trên địa bàn xã và một số địa phương trong tỉnh. Hiện cơ sở chế biến lâm sản của gia đình anh đang tạo việc làm cho khoảng 20 lao động, thu nhập từ 4 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Mặc dù có lợi thế về sản xuất lâm nghiệp, số lượng các doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ tăng mạnh qua các năm nhưng ngành công nghiệp chế biến gỗ của huyện Quan Sơn vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc trồng rừng sản xuất mới chủ yếu tập trung vào cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất băm dăm, ván bóc, nan thanh, chưa phát triển trồng rừng gỗ lớn phục vụ chế biến hàng xuất khẩu và đa dạng hóa sản phẩm từ gỗ rừng trồng. Vì vậy, giá trị của rừng trồng thấp, phụ thuộc rất nhiều vào giá thu mua nguyên liệu. Phần lớn là các cơ sở chế biến trên địa bàn huyện có quy mô nhỏ, thậm chí siêu nhỏ với mô hình chủ đạo sản xuất kiểu hộ gia đình, thiếu hình thức tổ chức tập thể, như: HTX, tổ hợp tác. Do công nghệ, thiết bị lạc hậu, chưa được đầu tư đúng mức nên hầu hết các cơ sở chỉ thực hiện một hoặc vài công đoạn với sản phẩm chủ yếu là chế biến thô rồi bán cho một số doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu để thực hiện công đoạn hoàn thiện và tiêu thụ sản phẩm.

Thời gian tới, huyện Quan Sơn tập trung phát triển vùng nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nghề chế biến lâm sản. Đồng thời, khuyến khích các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; chủ động thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ khuyến công, hỗ trợ nghề mộc truyền thống, tiêu thụ sản phẩm sau chế biến...

Khánh Phương


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]