(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, huyện Nông Cống đã tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại các cụm công nghiệp (CCN) nhằm tạo thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Nông Cống quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp

Huyện Nông Cống quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp

Công nhân Công ty CP May xuất khẩu Trường Thắng trong ca sản xuất.

Những năm qua, huyện Nông Cống đã tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại các cụm công nghiệp (CCN) nhằm tạo thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Hiện trên địa bàn huyện Nông Cống đã quy hoạch và được UBND tỉnh phê duyệt phát triển 4 CCN, gồm: CCN Hoàng Sơn, diện tích 4,34 ha; CCN Trường Sơn, diện tích 22,93 ha và các CCN này thu hút đầu tư phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp, sản xuất cơ khí, hàng thủ công mỹ nghệ và dệt may. CCN thị trấn Nông Cống, diện tích 42,5 ha, thu hút đầu tư phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp, sản xuất cơ khí, hàng thủ công mỹ nghệ và dệt may. CCN Tượng Lĩnh, diện tích 49,8 ha, thu hút đầu tư phát triển các ngành nghề cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản, sản xuất máy móc thiết bị nông, lâm nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, thuốc tân dược, sản xuất phân bón, may mặc, da giầy, các dự án điện, điện tử, viễn thông, điện lạnh và các ngành nghề khác có liên quan. Bước đầu các CCN trên địa bàn đã thu hút được một số doanh nghiệp đầu tư sản xuất, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động... Bên cạnh đó, các làng nghề truyền thống, như: Sản xuất nón lá, chiếu cói Trường Giang; miến gạo Thăng Long; Hương bài Vạn Thắng, sản xuất đồ mộc... được huyện quan tâm củng cố, phát triển gắn với quy hoạch các điểm sản xuất TTCN tập trung, các CCN, quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Để ưu tiên, hỗ trợ sản xuất CN-TTCN, huyện còn chủ động phối hợp với các sở, ngành có liên quan của tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình khuyến công trên địa bàn. Ngoài ra, huyện còn chú trọng tới công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp chứng chỉ và truyền nghề đạt 65%. Thực tế cho thấy, sản xuất CN-TTCN của huyện Nông Cống ngày càng phát triển, giá trị tăng thêm bình quân đạt hơn 10%/năm. Đến nay, toàn huyện có 363 doanh nghiệp, gần 2.000 hộ kinh doanh cá thể hoạt động và 4 tháng đầu năm 2020, giá trị sản xuất CN-TTCN đạt 1.368 tỷ đồng, tạo việc làm cho 13.266 lao động.

Năm 2020, huyện Nông Cống phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng thêm 16% so với năm 2019, tuy nhiên trong quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, việc xuất khẩu sản phẩm hàng hóa chậm... Trước tình hình trên, huyện liên tục bám sát diễn biến của dịch bệnh và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của tỉnh, để chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn hướng dẫn các cơ sở sản xuất, công trình dự án đầu tư xây dựng bảo đảm tuân thủ các yêu cầu về phòng, chống dịch. Đồng thời, quan tâm tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh. Riêng với những doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài, huyện chỉ đạo tăng cường quản lý, nắm chắc số lượng lao động là người nước ngoài đến làm việc, có biện pháp kiểm tra, chăm sóc sức khỏe, cách ly theo đúng hướng dẫn của ngành y tế, bảo đảm hoạt động sản xuất ổn định.

Ông Nguyễn Thế Sơn, Trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng, UBND huyện Nông Cống, cho biết: 4 tháng đầu năm 2020, nhờ nắm bắt sát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn, làm tốt công tác tuyên truyền và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh và thực hiện các dự án đầu tư phục vụ sản xuất nên hoạt động sản xuất CN-TTCN trên địa bàn huyện cơ bản ổn định. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư vào địa bàn, tăng cường xúc tiến thương mại giúp các doanh nghiệp trong việc xuất, nhập khẩu hàng hóa; huy động các nguồn lực tập trung xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giải ngân vốn đầu tư công. Bên cạnh đó, tiếp tục khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Khánh Phương


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]