(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Nông Cống phát triển khá ổn định, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Việc tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, tăng cường đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống các đầm, hồ; kênh tiêu úng; đồng thời, kết hợp trồng một vụ lúa, một vụ cá... đã tạo động lực giúp các hộ gia đình mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Nông Cống phát triển thủy sản theo hướng bền vững

Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Nông Cống phát triển khá ổn định, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Việc tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, tăng cường đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống các đầm, hồ; kênh tiêu úng; đồng thời, kết hợp trồng một vụ lúa, một vụ cá... đã tạo động lực giúp các hộ gia đình mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

Huyện Nông Cống phát triển thủy sản theo hướng bền vững

Khu nuôi tôm công nghiệp của Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa tại xã Trường Giang.

Huyện Nông Cống đã triển khai tích cực các giải pháp khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho các hộ gia đình nuôi trồng thủy sản. Hiện nay trên địa bàn huyện Nông Cống có 918 ha nuôi trồng thủy sản; trong đó, diện tích nuôi trồng nước lợ 230 ha, nước ngọt 688 ha; tập trung chủ yếu tại các xã Trường Giang, Thăng Long, Tượng Văn... Diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện đã được quy hoạch và đầu tư đồng bộ, nhất là hệ thống cấp, thoát nước cho ao nuôi. Do đó nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định về diện tích, tăng dần về năng suất và sản lượng. Một số hộ gia đình bước đầu áp dụng hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh trên nhiều đối tượng nuôi, kết hợp ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào nuôi trồng, chú ý phòng bệnh cho các giống vật nuôi thủy sản, vệ sinh ao nuôi thường xuyên, tiến hành phơi ải, rắc vôi khử trùng sau mỗi vụ thu hoạch... 8 tháng năm 2019, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện đạt hơn 2.000 tấn, năng suất bình quân khoảng 1,9 tấn/ha.

Để tích cực hỗ trợ cho các hộ gia đình phát triển nuôi trồng thủy sản, UBND huyện Nông Cống đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản, như: Cơ sở sản xuất giống thủy sản; xây dựng hệ thống thủy lợi tại các vùng nuôi nhuyễn thể, vùng nuôi tôm sú, vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, vùng nuôi cá bống bớp, cá rô phi xuất khẩu; mở các lớp tập huấn khuyến nông - khuyến ngư, bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho nông dân. Ngoài ra, huyện còn chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan trên địa bàn làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, kiểm tra chất lượng con giống, thuốc thú y thủy sản nhằm giúp nông dân sản xuất thuận lợi, hạn chế những thiệt hại, dịch bệnh do con giống và vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản kém chất lượng gây ra.

Với mục tiêu duy trì ổn định năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi trồng thủy sản trong cơ cấu kinh tế - xã hội của huyện; công tác quản lý, cải tạo, xử lý hệ thống ao, đầm phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện thường xuyên được chú trọng, quan tâm. Người chăn nuôi tại các địa phương đã tận dụng triệt để diện tích mặt nước tại các ao, hồ và các cánh đồng trũng để nuôi trồng thủy sản. Nếu như trước đây, mô hình nuôi trồng thủy sản của hầu hết các hộ nông dân trong huyện là tự phát, nhỏ lẻ thì đến nay, dưới sự định hướng, chỉ đạo của các phòng, ban, chính quyền xã, nuôi trồng đã tập trung hơn, quy mô về diện tích con nuôi cũng không ngừng được mở rộng. Ngoài các loại cá truyền thống, người chăn nuôi đã mạnh dạn tăng cường đầu tư, thay đổi đối tượng nuôi, đưa các giống thủy sản mới, các loại cá giống mới, đặc sản, có giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng, như: Cá rô phi đơn tính, cá chép lai ba máu, cá lăng, cá nheo...

Để nghề nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, UBND huyện Nông Cống tiếp tục chỉ đạo phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, trạm khuyến nông phối hợp với hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường nước, nuôi thả thủy sản theo các hình thức an toàn; tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật nuôi cá và phòng bệnh cho cá; tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, tích cực triển khai chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hộ chuyển đổi từ nuôi thả giống cá truyền thống sang các giống cá mới cho năng suất cao; khuyến khích các hộ có điều kiện về ao nuôi tiến hành ươm, nuôi cá giống nhằm đáp ứng nhu cầu con giống tại chỗ cho các hộ nuôi cá thịt, tăng cường chế biến thức ăn tại chỗ nhằm giảm chi phí. Đầu tư xây dựng và củng cố hạ tầng ao nuôi, cấp thoát nước, đáp ứng nhu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản.

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]