(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Như Xuân đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Như Xuân hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững

Huyện Như Xuân hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững

Mô hình trồng nghệ tại xã Thanh Xuân cho hiệu quả kinh tế khá.

Những năm qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Như Xuân đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Là một huyện miền núi với xuất phát điểm thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả, song nhờ sự quan tâm đầu tư của tỉnh, huyện, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Trong những năm qua, huyện đã ban hành nhiều đề án để khuyến khích, đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp, như: Đề án trồng rừng gỗ lớn; chuyển đổi đất trồng sắn, mía có độ dốc cao sang trồng các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn; khôi phục và phát triển giống vịt bầu Thanh Quân; cải tạo vườn tạp đến năm 2020; phát triển trang trại; hỗ trợ gạo cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tự nguyện nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa bảo đảm được lương thực giai đoạn 2017 - 2023 trên địa bàn huyện Như Xuân.

Bên cạnh đó, hàng năm huyện Như Xuân đã bố trí kinh phí khuyến khích phát triển nông nghiệp với tổng nguồn vốn giai đoạn 2016-2020 hơn 40 tỷ đồng để thực hiện các chính sách, như: Hỗ trợ 20 triệu đồng/ha cam trồng mới; 25 triệu đồng/trang trại chăn nuôi trâu bò; 15 triệu đồng/trang trại chăn nuôi hỗn hợp và 10 triệu đồng trên trang trại chăn nuôi dê; vắc-xin và công tiêm phòng cho các loại gia súc, gia cầm; 2 triệu đồng/ha cỏ trồng mới để phát triển chăn nuôi; hỗ trợ 4 triệu đồng/ha trồng mới rừng trồng gỗ lớn và 2 triệu đồng/ha chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành gỗ rừng lớn; 500.000 đồng/ha cao su; chính sách hỗ trợ 15.000 đồng/con vịt giống và 1,5 triệu đồng/chuồng trại/hộ để chăn nuôi từ 100 con vịt bầu Thanh Quân trở lên; 30 tấn xi măng/km đường giao thông thôn bản...

Nhờ vậy, cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện Như Xuân đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, diện tích trồng mía, sắn hiệu quả kinh tế thấp được chuyển đổi sang những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, như: Cây ăn quả; cây, cỏ làm thức ăn chăn nuôi;... Tính đến tháng 5-2020, trên địa bàn huyện đã phát triển được gần 1.000 ha cây ăn quả, trong đó 300 ha cây ăn quả tập trung với một số loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao, như: Cam đạt giá trị 550 triệu đồng/ha, dưa hấu đạt giá trị 210 triệu đồng/ha, bưởi đạt giá trị 575 triệu đồng/ha, ổi đạt giá trị 400 triệu đồng/ha.

Cùng với trồng trọt, huyện Như Xuân còn chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô trang trại, ứng dụng các biện pháp an toàn sinh học và bảo đảm vệ sinh môi trường. Công tác kiểm soát, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm có tiến bộ, tỷ lệ tiêm phòng hàng năm đạt từ 70% - 85% tổng đàn. Hiện, trên địa bàn huyện có 273 trang trại, gia trại; trong đó, có 63 trang trại đạt tiêu chí theo thông tư 27/2011/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kinh tế lâm nghiệp phát triển, công tác quản lý bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng đã được chú trọng, an ninh rừng được bảo đảm; tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp hàng năm đạt hơn 500 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,6%. Phong trào trồng rừng kinh tế tiếp tục phát triển, trong hơn 5 năm đã trồng mới hơn 4.500 ha rừng, trong đó có gần 1.000 ha rừng gỗ lớn, nâng tổng diện tích rừng trồng toàn huyện đến nay là 9.300 ha, độ che phủ rừng 68,9%. Nuôi thủy sản đã được chú trọng, huyện đã tận dụng được 736,12 ha mặt nước để đầu tư nuôi trồng thủy sản với giá trị sản xuất hàng năm đạt gần 6 tỷ đồng

Để đưa nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng chất lượng, hiệu quả và bền vững, huyện Như Xuân sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng ”nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, gắn với phát huy lợi thế của địa phương và thúc đẩy liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, xây dựng nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực của huyện, như: cam Như Xuân; ổi Như Xuân; tinh bột nghệ Như Xuân và gà Như Xuân... Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, sản xuất theo quy trình an toàn; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại, tổ hợp tác, HTX, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, từng bước nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất.

Khánh Phương


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]