(Baothanhhoa.vn) - Ngày 11-1-2019, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Như Thanh thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 13 về tích tụ, tập trung đất đai

Huyện Như Thanh thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 13 về tích tụ, tập trung đất đai

Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh thăm mô hình cây ăn quả tại xã Xuân Phúc (Như Thanh).

Ngày 11-1-2019, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Sau khi nghị quyết ban hành, huyện Như Thanh triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện. Bài toán khó đặt ra là tích tụ, tập trung đất đai nhưng không được phá vỡ sản xuất vì người dân không muốn thay đổi nơi canh tác. Vì vậy, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để từng bước thay đổi nhận thức của người dân. Cùng với việc tuyên truyền thì cán bộ, đảng viên là những người tiên phong gương mẫu nêu gương để dân tin tưởng, làm theo. Đồng chí Lương Văn Hoàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh cho biết: Cái được lớn nhất sau quá trình thực hiện nghị quyết là hình thành tư duy sản xuất mới cho bà con, từ đó nhiều hộ gia đình đã đầu tư mua máy móc nông cụ để mở rộng sản xuất. Cũng thông qua thực hiện nhiệm vụ này, cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể ở cơ sở đã phát huy vai trò trong việc đề ra phương án, xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Điều đó đã tạo được sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân, góp phần quyết định trong việc đưa nghị quyết vào cuộc sống.

Với những giải pháp quyết liệt, sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 13, huyện Như Thanh đã đạt được những kết quả ban đầu; đã chuyển đổi 82,8 ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác; diện tích rau an toàn 280,46 ha/3 vụ; trồng mới 199,1 ha rừng gỗ lớn, chuyển đổi 72,8 ha rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn, khoanh nuôi phục tráng rừng lim xanh tái sinh được 35,5 ha. Các mô hình kinh tế có hiệu quả tiếp tục được nhân rộng, như: Cây đào, cây thanh long ruột đỏ ở xã Xuân Du, cây hương bài, cây cam, bưởi công nghệ cao ở xã Yên Lạc, cây riềng ở xã Cán Khê, trồng nấm ở xã Yên Thọ... Ngoài ra, huyện Như Thanh cũng thực hiện hiệu quả Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” theo Quyết định 889/QĐ-TTg ngày 10-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ. Từ năm 2016 đến nay, toàn huyện đã chuyển đổi được 354 ha đất lúa và đất màu kém hiệu quả sang trồng mía, ngô, ớt xuất khẩu, cỏ phục vụ cho trang trại bò sữa. Điển hình như các xã: Phú Nhuận, Yên Thọ, Xuân Du... đã chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng bí xanh, dưa chuột, ớt xuất khẩu, ngô làm thức ăn chăn nuôi. Sau khi chuyển đổi, các diện tích trên đều đạt giá trị từ 100 đến 134 triệu đồng/ha/năm...

Theo đồng chí Lương Văn Tưởng, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh: Nghị quyết số 13 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai nhằm khắc phục tình trạng ruộng đất phân tán, nhỏ lẻ, manh mún, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; tạo điều kiện cho doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghệ cao, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người sản xuất, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu và phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, bền vững, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của các địa phương, nhất là các địa phương miền núi của tỉnh phát triển.

Xuân Minh


Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]