(Baothanhhoa.vn) - Nhằm khắc phục tình trạng ruộng đất nhỏ lẻ, manh mún, huyện Ngọc Lặc đã triển khai nhiều giải pháp khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, HTX và hộ dân thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Ngọc Lặc ưu tiên tích tụ ruộng đất, phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Nhằm khắc phục tình trạng ruộng đất nhỏ lẻ, manh mún, huyện Ngọc Lặc đã triển khai nhiều giải pháp khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, HTX và hộ dân thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Huyện Ngọc Lặc ưu tiên tích tụ ruộng đất, phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của Công ty TNHH Hồ Gươm – Sông Âm, xã Nguyệt Ấn.

Ngày 4-6-2019, UBND huyện Ngọc Lặc đã có Quyết định số 2179/QĐ-UBND ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 11-1-2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trên địa bàn huyện Ngọc Lặc. Qua đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội huyện Ngọc Lặc đã tập trung phổ biến đường lối, chủ trương về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao. Hướng dẫn các quy định của pháp luật, quyền lợi trong quá trình tích tụ, tập trung đất đai để người dân hiểu và thực hiện theo quy định. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thực hiện các dự án sản xuất nông nghiệp. Nhất là các dự án phát triển nông nghiệp công nghiệp cao, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Để khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, huyện Ngọc Lặc ban hành cơ chế, chính sách của huyện theo Quyết định số 3191/2017/QĐ-UBND của UBND huyện về hỗ trợ phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 14-7-2017 của HĐND huyện về cơ chế khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2017-2020 (hỗ trợ một lần cho tích tụ ruộng đất với 3 hình thức: Mua đất, cho thuê đất, liên kết góp đất) để xây dựng trang trại, trồng cây ăn quả có múi (bưởi, chanh, cam, quýt) đạt từ 5 ha tập trung trở lên với mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha. Được địa phương quan tâm, tạo điều kiện, Công ty TNHH Hồ Gươm - Sông Âm đã xây dựng 2 mô hình phát triển cây giống mới lần đầu tiên trồng tại xã Nguyệt Ấn thay thế cho các cây trồng kém hiệu quả kinh tế. Đó là giống cây vải không hạt với diện tích 100 ha tại đội 4 và 80 ha bơ tứ quý của Israel. Các mô hình đều áp dụng công nghệ cao trong sản xuất từ khâu ươm giống, chăm sóc đến đầu ra của sản phẩm. Hiện nay, công ty đã ươm được 700 cây giống bơ tứ quý Israel. Theo kế hoạch năm 2019, công ty trồng 30 ha cây vải thiều không hạt và đến năm 2020 sẽ trồng xong 100 ha; trồng 2 ha cây bơ và đến năm 2020 sẽ hoàn thành 80 ha theo kế hoạch. Ngoài ra, tại các xã Ngọc Khê, Ngọc Liên, Ngọc Sơn, Cao Thịnh, Đồng Thịnh, Mỹ Tân đã thực hiện liên kết trồng 75 ha ngô dày làm thức ăn chăn nuôi; trồng rau an toàn 2 ha tại xã Ngọc Sơn; chăn nuôi gà công nghệ cao 4A và chăn nuôi lợn với diện 15 ha tại 2 xã Lam Sơn và Minh Tiến... Với những kết quả đạt được, huyện Ngọc Lặc phấn đấu đến năm 2020, diện tích sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn công nghệ cao đạt 46,27 ha, gồm: Trồng trọt 33,27 ha tại các xã Kiên Thọ, Minh Sơn; 17,17 ha liên kết với Công ty CP Mía đường Lam Sơn trồng Dưa Kim Hoàng hậu; liên kết với Công ty Phú Gia triển khai dự án chăn nuôi gà công nghệ cao 4A với diện tích 13,1 ha... Các diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ cao trong trồng trọt đạt 300 triệu đồng/ha/năm trở lên, trong chăn nuôi đạt 400 triệu đồng/ha/năm trở lên.

Hiện huyện Ngọc Lặc đang tập trung rà soát lại diện tích đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng kế hoạch tích tụ, tập trung đất đai và bàn giao cho nhà đầu tư khi có nhu cầu đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Khuyến khích các hộ gia đình có quyền sử dụng đất chủ động liên kết hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn, quy mô hàng hóa tập trung; hình thành các chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, sản phẩm chủ lực và có lợi thế của từng địa phương, xây dựng mô hình tích tụ, tập trung đất đai thí điểm làm cơ sở để nhân ra diện rộng. Ưu tiên việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ về giống, canh tác, tưới tiên tiến tiết kiệm nước, công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Tập trung chuyển đổi cơ cấu thời vụ, cây trồng, vật nuôi theo hướng lựa chọn các sản phẩm chủ lực, sản phẩm lợi thế, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, tạo ra khối lượng sản phẩm đồng bộ, quy mô lớn, giảm giá thành, chất lượng cao.

Bài và ảnh: Lê Hợi


Bài Và Ảnh: Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]