(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, từ nguồn vốn của Chương trình 135, huyện Ngọc Lặc đã được đầu tư xây dựng nhiều công trình kết cấu hạ tầng. Các công trình đưa vào khai thác, sử dụng đã phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Ngọc Lặc phát huy hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 135

Trong những năm qua, từ nguồn vốn của Chương trình 135, huyện Ngọc Lặc đã được đầu tư xây dựng nhiều công trình kết cấu hạ tầng. Các công trình đưa vào khai thác, sử dụng đã phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân.

Con đường vào thôn Tiến Sơn, xã Minh Tiến (Ngọc Lặc) được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn theo Chương trình 135 đang phát huy hiệu quả đầu tư.

Thôn Tiến Sơn, xã Minh Tiến hiện có 135 hộ với gần 500 nhân khẩu là người dân tộc Mường, sinh sống thành những xóm nhỏ trên sườn núi. Đời sống của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, sản xuất chủ yếu là trồng cây lâm nghiệp và lúa nước. Bao đời nay, người dân nơi đây vẫn phải đi lại bằng những con đường mòn mùa mưa thì lầy lội bùn đất, mùa nắng lại bụi bặm. Đầu năm 2017, từ Chương trình 135, bà con nhân dân trong thôn đã có được tuyến đường mới, mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội. Ông Nguyễn Văn Thực, thôn Tiến Sơn, cho biết: Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, bằng nguồn vốn từ Chương trình 135 dành cho vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, đã đầu tư bê tông hóa tuyến đường vào thôn Tiến Sơn khiến bà con vô cùng phấn khởi, nhiều hộ gia đình đã tự nguyện hiến đất để xây dựng đường.

Triển khai đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, huyện Ngọc Lặc đã chỉ đạo các địa phương được đầu tư các công trình thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nguồn vốn. Việc thực hiện quy chế dân chủ cũng được các địa phương quan tâm; công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia góp công, vật liệu, hiến đất... để xây dựng các công trình khá hiệu quả. Từ nguồn vốn Chương trình 135, huyện Ngọc Lặc đã và đang đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, như: Đường giao thông, đập thủy lợi... phục vụ đời sống, sản xuất cho nhân dân nhiều xã miền núi. Vốn đầu tư được phân theo hướng ưu tiên cho những xã, thôn trong lộ trình phấn đấu thoát khỏi diện xã, thôn đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, việc lồng ghép hiệu quả Chương trình 135 với các nguồn lực của địa phương trong đầu tư xây dựng cũng như chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã tác động tích cực đến công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân. Theo thống kê từ UBND huyện Ngọc Lặc, giai đoạn 2015 - 2018, trên địa bàn huyện đã có 144 công trình kết cấu hạ tầng thuộc nguồn vốn Chương trình 135 được đầu tư xây dựng, với tổng vốn đầu tư hơn 43,8 tỷ đồng. Trong đó, có 117 công trình giao thông, 4 công trình thủy lợi, 5 công trình trường học, 18 nhà văn hóa. Đến thời điểm hiện tại, 101 công trình đã hoàn thành quyết toán và đưa vào sử dụng, 43 công trình chưa quyết toán. Nhìn chung, các công trình được đầu tư thi công bảo đảm về chất lượng theo thiết kế đã được phê duyệt. Một số công trình hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng có quy chế quản lý, vận hành, có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên phát huy được hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Đời sống kinh tế của người dân trong vùng dự án từng bước được nâng lên.

Thực hiện chủ trương chung của tỉnh đưa các xã 135 thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, huyện Ngọc Lặc đang tập trung nguồn lực đầu tư cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn còn lại của huyện. Qua kết quả kiểm tra, rà soát, trong năm 2018 huyện Ngọc Lặc có 11 thôn đủ tiêu chuẩn thoát khỏi thôn đặc biệt khó khăn. Đây là kết quả sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 09 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020”. Để đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, huyện đã nêu cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng bằng việc giao cho các tổ chức chính trị - xã hội, từng đồng chí trong cấp ủy, cán bộ, đảng viên có trách nhiệm giúp các xã, thôn, bản và từng hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, huyện tập trung cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Bên cạnh đó, huyện cũng tiếp tục triển khai đồng bộ, kịp thời các chính sách giảm nghèo về tín dụng, y tế, giáo dục, nhà ở, trợ giúp pháp lý, khuyến nông - lâm - ngư, dạy nghề... đến hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn. Đồng thời, tăng cường truyền thông, phổ biến khoa học - kỹ thuật và vận động để từng bước thay đổi tư duy của người nghèo, từ đó chủ động vươn lên trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo hiệu quả.


Bài và ảnh: Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]