(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, huyện Nga Sơn luôn quan tâm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp (CN), tiểu thủ công nghiệp (TTCN). Đồng thời, triển khai thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các cụm CN, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Nga Sơn quy hoạch, phát triển công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp

Huyện Nga Sơn quy hoạch, phát triển công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp

Công nhân Công ty Hoàng Long, đóng trên địa bàn thị trấn Nga Sơn, sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp.

Những năm qua, huyện Nga Sơn luôn quan tâm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp (CN), tiểu thủ công nghiệp (TTCN). Đồng thời, triển khai thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các cụm CN, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Huyện Nga Sơn xác định phát triển CN là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Chính vì vậy huyện khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là lĩnh vực CN, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm CN. Ưu tiên thu hút đầu tư phát triển các dự án CN có hàm lượng công nghệ cao, tiết kiệm tài nguyên, gắn với bảo vệ môi trường, tăng trưởng bền vững. Đồng thời, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Để đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, huyện Nga Sơn đã quy hoạch, hình thành các cụm CN, như: Cụm CN thị trấn Nga Sơn, diện tích 7 ha; cụm CN Tư Sy (ngã tư các xã Nga Nhân, Nga Thạch, Nga Bạch), diện tích 15 ha; cụm CN Tam Linh, xã Nga Bạch, diện tích 50 ha. Hiện trên địa bàn huyện đã thu hút được 4 nhà máy may CN và 1 nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em, tạo việc làm cho hơn 8.800 lao động, thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng. Đồng thời, phát huy lợi thế nguồn tài nguyên trên địa bàn, năm 2018, Công ty TNHH Thương mại Phú Sơn đã đầu tư dây chuyền sản xuất cát nhân tạo từ nguyên liệu đá, với công suất 100.000 m3/năm bảo đảm cung ứng cho các công trình trong và ngoài huyện; Công ty TNHH Đại Phong đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung, mạnh dạn đổi mới dây chuyền công nghệ hiện đại, đa dạng hóa về chủng loại sản phẩm, bảo đảm chất lượng, mỹ thuật, giá thành phù hợp. Đi đôi với đó, sản xuất TTCN trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã được các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất, kinh doanh các mặt hàng TTCN từ nguyên liệu cói đầu tư phát triển sản xuất. Hiện trên địa bàn huyện có 23 làng nghề đã được tỉnh công nhận, trong đó có 20 làng nghề chiếu cói. Có 8/11 doanh nghiệp tiếp tục duy trì ổn định nghề sản xuất, kinh doanh các mặt hàng từ nguyên liệu cói, 6.958 hộ sản xuất TTCN. Giá trị sản xuất CN–TTCN trên địa bàn huyện Nga Sơn 4 tháng đầu năm 2019 đạt 600,8 tỷ đồng, đạt 33,3% kế hoạch năm, tăng 12,5% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu đạt 29,4 triệu USD.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy: Phát triển CN-TTCN và dịch vụ trên địa bàn Nga Sơn mới đạt kết quả bước đầu, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo để phát triển CN-TTCN và dịch vụ ở một số xã, thị trấn chưa tập trung triển khai thực hiện các giải pháp quyết liệt. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất cho phát triển CN-TTCN và dịch vụ chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư; xu hướng đầu tư vào các ngành thương mại - dịch vụ, xây dựng thu lợi nhuận nhanh hơn là đầu tư vào sản xuất ngành nghề CN-TTCN. Các cơ sở ngành nghề thường khó khăn về mặt bằng sản xuất, tình trạng phổ biến là sử dụng ngay trong nhà ở làm nhà sản xuất dẫn đến nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường khu dân cư. Các cơ sở sản xuất ngành nghề trên địa bàn (kể cả các doanh nghiệp làm nghề đang hoạt động trên địa bàn) hầu hết chưa tham gia xuất khẩu hàng hóa trực tiếp, thường phải qua nhiều khâu trung gian, nên chưa thể chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng đến thu nhập cho người lao động và phát triển của doanh nghiệp.

Thời gian tới, phát huy thế mạnh về lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên; khai thác các nguồn lực tại chỗ, huyện Nga Sơn tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển CN-TTCN và dịch vụ nhằm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông nhàn trong nông thôn. Qua đó, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn xây dựng nông nghiệp, nông thôn theo hướng CHN, HĐH; gắn phát triển các cụm CN, làng nghề, điểm du lịch với xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm vệ sinh môi trường bền vững. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp ở ngoài huyện, ngoài tỉnh vào lập trung tâm, xưởng thu mua hàng, nhà kho tại Nga Sơn. Thực tế cho thấy đây là giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế, vốn đầu tư ít, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động; đồng thời, tranh thủ được công nghệ, bảo đảm cho đầu ra của sản phẩm ổn định hơn, giảm khâu trung gian để tăng thu nhập cho người lao động. Huyện duy trì, đẩy mạnh phát triển 23 làng nghề truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận: Dệt chiếu tại các xã Nga Liên, Nga Tiến, Nga Thanh, Nga Thủy; nấu rượu tại xã Nga Điền; mây tre đan ở xã Nga Văn. Đồng thời, quan tâm phát triển làng nghề chế biến thủy, hải sản tại các xã Nga Bạch, Nga Tân, Nga Tiến. Tập trung nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, duy trì và phát triển làng nghề, nhất là các làng nghề truyền thống, xây dựng phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch, xây dựng nông thôn mới. Chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động lập các dự án đầu tư xây dựng các làng nghề; xác định sản phẩm truyền thống, sản phẩm chính của làng nghề để đầu tư phát triển nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động. Các xã, thị trấn thống kê, phân loại lao động, có kế hoạch đào tạo nghề phù hợp cho từng giai đoạn. Đồng thời, rà soát số lao động đã học nghề, nhưng không làm nghề, thông qua đó vận động đi học bổ túc tay nghề để quay lại sản xuất. Đối với các xã, các làng đã có nghề cần tiếp tục duy trì và phát triển về số lượng, chất lượng của người lao động; tuyển lao động có tay nghề khá đi học các lớp nâng cao tay nghề để trở thành giáo viên, người kiểm tra hàng, sản xuất hàng mẫu. Ổn định và duy trì mạng lưới đào tạo ngành nghề TTCN theo hình thức: Phối kết hợp với các cơ sở sản xuất (làng nghề, doanh nghiệp, HTX...), tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức các lớp đào tạo nghề thông qua cơ chế hỗ trợ cho các học viên tham gia lớp học nghề. Gắn đào tạo nghề cho người lao động với sản xuất của cơ sở TTCN; trong đó, tập trung các nhóm nghề mà sản phẩm đang có khả năng tiêu thụ lớn và ổn định, như: Hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu cói xuất khẩu, mây tre đan, các sản phẩm nghề truyền thống. Huyện đề xuất với UBND tỉnh xây dựng cụm làng nghề liên xã phía Bắc tại cánh đồng xóm 6, xã Nga An nhằm dịch chuyển các hộ sản xuất TTCN, góp phần bảo đảm môi trường nông thôn. Đồng thời, lựa chọn, bồi dưỡng, hỗ trợ một số hộ, cơ sở sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, năng động làm nòng cốt nhằm thu hút lao động nhàn rỗi trong địa phương, dần hình thành các cụm, điểm sản xuất hàng TTCN hoạt động sản xuất, kinh doanh năng động.

Xuân Cường


Xuân Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]