(Baothanhhoa.vn) - Huyện Lang Chánh có 52.185 ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 89,1% diện tích tự nhiên của huyện. Trong các năm vừa qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được triển khai đồng bộ từ huyện đến các xã, thị trấn. Kết quả, diện tích trồng rừng hàng năm đạt trên 1.000 ha. Đến tháng 5-2019, diện tích trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn huyện đạt khoảng 1.473,5 ha, trong đó chủ yếu là cây keo. Hàng năm, cung cấp hàng vạn m3 gỗ nguyên liệu và các loại lâm sản khác phục vụ công nghiệp chế biến, xây dựng; giải quyết thêm nhiều việc làm cho lao động và từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ làm nghề rừng...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Lang Chánh: Khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển rừng trồng gỗ lớn

Huyện Lang Chánh có 52.185 ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 89,1% diện tích tự nhiên của huyện. Trong các năm vừa qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được triển khai đồng bộ từ huyện đến các xã, thị trấn. Kết quả, diện tích trồng rừng hàng năm đạt trên 1.000 ha. Đến tháng 5-2019, diện tích trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn huyện đạt khoảng 1.473,5 ha, trong đó chủ yếu là cây keo. Hàng năm, cung cấp hàng vạn m3 gỗ nguyên liệu và các loại lâm sản khác phục vụ công nghiệp chế biến, xây dựng; giải quyết thêm nhiều việc làm cho lao động và từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ làm nghề rừng...

Huyện Lang Chánh: Khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển rừng trồng gỗ lớn

Rừng sản xuất trên địa bàn xã Trí Nang.

Tuy nhiên, kết quả nêu trên chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về rừng và đất lâm nghiệp của huyện. Diện tích và sản lượng gỗ rừng trồng sản xuất tăng trong các năm vừa qua chủ yếu áp dụng phương thức trồng kinh doanh gỗ nhỏ, chu kỳ 5 đến 7 năm theo hình thức quảng canh để làm nguyên liệu giấy, gỗ dăm, giá trị kinh tế thấp. Chưa có giải pháp về kỹ thuật và chính sách để phát triển trồng rừng gỗ lớn phục vụ sản xuất đồ mộc, gỗ xuất khẩu cho giá trị kinh tế cao. Công tác quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch còn nhiều bất cập. Năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng, hiệu quả sử dụng đất, giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa lâm nghiệp qua chế biến chưa cao...

Tại Nghị quyết số 16-NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy Lang Chánh về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phát triển rừng gỗ lớn trên địa bàn huyện Lang Chánh, giai đoạn 2019-2025” đã xác định rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển rừng gỗ lớn trên địa bàn huyện trong các năm vừa qua. Đồng thời, đề ra mục tiêu tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vai trò quan trọng của rừng và đất lâm nghiệp. Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế rừng và đất lâm nghiệp phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nâng giá trị sản xuất, kinh doanh rừng trồng và phát triển lâm nghiệp bền vững, nhất là trồng rừng gỗ lớn; bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu; gắn kết theo chuỗi từ trồng rừng đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị lâm sản hàng hóa... Cụ thể, đến năm 2025, huyện Lang Chánh quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác có hiệu quả, bền vững diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện có theo quy hoạch. Tăng tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp lên 920 tỷ đồng (năm 2020) và 1.670 tỷ đồng (năm 2025). Giữ ổn định và tăng dần độ che phủ rừng lên mức 84% gắn với nâng cao chất lượng và giá trị rừng trồng. Toàn huyện phấn đấu đạt diện tích trồng rừng gỗ lớn 1.700 ha (năm 2020) và 3.700 ha (năm 2025). Năng suất rừng trồng kinh doanh gỗ lớn bằng cây sinh trưởng nhanh đạt 20m3/ha/năm; đối với cây sinh trưởng chậm, năng suất bình quân đạt 10m3/ha/năm. Thu hút từ 2 đến 3 doanh nghiệp đầu tư, đảm bảo cơ bản gỗ rừng trồng được chế biến sâu và tiến tới sản xuất sản phẩm cao cấp phục vụ xuất khẩu.

Để thực hiện được những mục tiêu trên, huyện Lang Chánh đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp. Trong đó, nổi bật là tập trung huy động các nguồn lực phát triển vùng nguyên liệu kinh doanh gỗ lớn. Đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích rừng, đất rừng sản xuất hiện có. Đẩy mạnh hoạt động chế biến, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng gắn với tiêu thụ sản phẩm. Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất, đặc biệt là hệ thống giao thông tại các vùng sản xuất lâm nghiệp tập trung...

Bài và ảnh: Thu Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]