(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, huyện Lang Chánh đã làm tốt công tác chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Lang Chánh đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Những năm qua, huyện Lang Chánh đã làm tốt công tác chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Huyện Lang Chánh đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Mô hình trồng dưa Kim hoàng hậu trong nhà lưới của gia đình ông Nguyễn Văn Hoàn ở thị trấn Lang Chánh cho hiệu quả kinh tế cao.

Thăm mô hình trồng cây dưa Kim hoàng hậu, dưa thơm được ứng dụng tiến bộ KHKT của gia đình ông Nguyễn Văn Hoàn ở thị trấn Lang Chánh, ông cho biết: Qua đi tham quan và học tập kinh nghiệm ở các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong tỉnh, ông quyết định đầu tư trồng hơn 1 sào dưa Kim hoàng hậu, dưa thơm vây lưới, được lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng và nước tưới tự động. Do được áp dụng tiến bộ KHKT vào trồng, chăm sóc và phù hợp với thổ nhưỡng, nên dưa phát triển tốt. Chỉ sau 2 tháng trồng và chăm sóc, dưa bắt đầu cho thu hoạch, sản lượng ước đạt từ 8 tạ đến 1 tấn quả, giá bán tại vườn từ 35.000 đến 40.000 đồng/kg. Trừ chi phí, mỗi năm thu lãi 70 triệu đồng.

Ý thức được vai trò của tiến bộ KHKT trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua huyện Lang Chánh đã triển khai xây dựng, khuyến khích người dân áp dụng và nhân rộng nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, ứng dụng tiến bộ KHKT. Đối với sản xuất lúa nước, đã đưa các giống lúa mới cho năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng, được bón bằng phân viên nén dúi sâu và các loại phân bón chuyên dùng cho từng giai đoạn phát triển của lúa. Đến nay, huyện đã xây dựng được 2 vùng sản xuất, thâm canh lúa tập trung tại các xã Giao An, Đồng Lương, quy mô 100 ha. Diện tích này được gieo cấy bằng giống lúa có năng suất, chất lượng cao và chỉ sử dụng 1 đến 2 giống lúa để gieo cấy trong toàn vùng sản xuất. Bên cạnh đó, được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cố, tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng cơ giới vào sản xuất, nên năng suất lúa trung bình đạt hơn 60 tạ/ha, hiệu quả kinh tế đạt từ 8 đến 12 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, huyện tập trung chuyển giao tiến bộ KHKT mới vào trồng các loại cây ăn quả, như: Dưa Kim hoàng hậu, dưa thơm, cam, ổi, rau an toàn; ứng dụng tiến bộ KHKT trong việc trồng, chăm sóc, khai thác gần 14.000 ha luồng, trồng, chuyển hóa rừng gỗ lớn... Cùng với trồng trọt, người dân trong huyện còn chú trọng phát triển chăn nuôi, trong đó tập trung các loại con nuôi truyền thống, như: Lợn cỏ ở Giao Thiện, vịt cỏ ở Trí Nang, Yên Thắng, Yên Khương, gà đồi... Đặc biệt, đến nay huyện đã hình thành mô hình trang trại chăn nuôi gà, gắn với bao tiêu sản phẩm ở Quang Hiến, Giao An với quy mô hàng nghìn con. Để giúp người dân có kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, hằng năm phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn UBND huyện phối hợp với trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y tổ chức gần 100 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT cho trên 4.000 lượt người dân.

Việc ứng dụng tiến bộ KHKT trong sản xuất nông nghiệp ở Lang Chánh bước đầu làm thay đổi tư duy, tập quán canh tác của người dân, khuyến khích họ thực hiện cơ giới hóa, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

Bài và ảnh: Khắc Công



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]