(Baothanhhoa.vn) - 8 tháng năm 2018, huyện Hậu Lộc đã chuyển đổi được 37,5 ha đất 2 vụ lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại chăn nuôi, chăn nuôi tổng hợp, chủ yếu ở các xã Thành Lộc, Lộc Tân, Phú Lộc, Hòa Lộc, Thịnh Lộc, Đa Lộc, Phong Lộc, Tuy Lộc...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Hậu Lộc: Chuyển đổi được 37,5 ha đất 2 vụ lúa kém hiệu quả

8 tháng năm 2018, huyện Hậu Lộc đã chuyển đổi được 37,5 ha đất 2 vụ lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại chăn nuôi, chăn nuôi tổng hợp, chủ yếu ở các xã Thành Lộc, Lộc Tân, Phú Lộc, Hòa Lộc, Thịnh Lộc, Đa Lộc, Phong Lộc, Tuy Lộc...

Trang trại lúa – cá và chăn nuôi tổng hợp của gia đình anh Nguyễn Văn Tân, xã Tuy Lộc cho hiệu quả kinh tế cao.

Trong đó, các xã vùng đồi, phát triển các mô hình trang trại chăn nuôi tập trung kết hợp bò – dê - gà; các xã ven biển mô hình kết hợp gia cầm – lợn - thủy sản; các xã vùng đồng mô hình trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm... Nhìn chung, các mô hình trang trại sau khi chuyển đổi đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với trồng lúa. Đến tháng 8-2018, huyện Hậu Lộc đã phát triển được 322 trang trại, gia trại (trong đó có 98 trang trại đạt tiêu chí) tăng 25 trang trại so với năm 2015. Đã hình thành 76 chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho 76 trang trại gà và lợn. Tổng lợi nhuận của các trang trại chăn nuôi liên kết ước đạt từ 10-25 triệu đồng/tháng, có một số trang trại đạt 100 triệu đồng/tháng. Các trang trại trên địa bàn huyện tạo việc làm cho gần 2.000 lao động, thu nhập bình quân hơn 3 triệu đồng/người/tháng. Kinh tế trang trại phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững đã tạo đà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp nói riêng và xây dựng nông thôn mới nói chung.


Tin và ảnh: Thùy Dương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]