(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, ngành trồng trọt huyện Cẩm Thủy đã và đang tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo ra các vùng sản xuất tập trung, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Cẩm Thủy thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển ngành trồng trọt

Những năm qua, ngành trồng trọt huyện Cẩm Thủy đã và đang tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo ra các vùng sản xuất tập trung, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Người dân xã Phúc Do chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cam mang lại giá trị kinh tế cao.

Quá trình triển khai thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, nội dung quan trọng và cốt lõi được huyện Cẩm Thủy tập trung thực hiện là chuyển đổi linh hoạt diện tích đất nông nghiệp hiệu quả thấp sang trồng các loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đồng thời, thực hiện một số chính sách hỗ trợ người dân trong việc chuyển đổi cây trồng, về đất đai, tiếp cận nguồn vốn ưu đãi... Cùng với đó, huyện cũng chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các đoàn thể tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; xây dựng mô hình trình diễn các loại cây trồng mới, phát triển vùng thâm canh lúa giai đoạn 2016 – 2020; khuyến khích người dân bỏ dần các giống lúa thuần chất lượng thấp để thay thế bằng các giống lúa mới có tốc độ sinh trưởng nhanh, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng như: Các giống Lam Sơn 8, Thiên Ưu 8, DQ11... Các giống lúa mới này đã giúp cho huyện Cẩm Thủy xây dựng được vùng thâm canh cây lúa năng suất, chất lượng cao trên địa bàn các xã Cẩm Thạch, Cẩm Bình, Cẩm Phong, Cẩm Tú, Cẩm Vân... Bên cạnh đó, huyện cũng thực hiện chuyển đổi diện tích đất lúa sang trồng mía, ngô, rau màu khác. Tính từ đầu năm đến tháng 8-2018, diện tích đất lúa chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác đạt 145 ha. Số diện tích trồng lúa kém hiệu quả này được chuyển sang trồng mía nguyên liệu, mía ép nước, mía tím, ngô, cỏ làm thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả và các loại cây rau màu khác... Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, đưa các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất đã đưa giá trị thu nhập tăng lên 3-5 lần so với cây trồng cũ. Đến tháng 10-2018, huyện Cẩm Thủy đạt tổng diện tích gieo trồng trên 18.000 ha; sản lượng lương thực ước đạt hơn 52.000 tấn; có hơn 160 ha đất 2 vụ lúa chuyển sang trồng cây màu khác; hơn 700 ha diện tích vùng thâm canh lúa đạt năng suất, chất lượng cao; phối hợp xây dựng hơn 250 ha diện tích sản xuất theo hướng liên kết bao tiêu sản phẩm.

Ông Bùi Tiến Dũng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cẩm Thủy cho biết: Trong lĩnh vực trồng trọt, năm 2019 toàn huyện phấn đấu đạt tổng diện tích gieo trồng hơn 18.000 ha; sản lượng lương thực hơn 58.000 tấn. Để hoàn thành mục tiêu này, phòng đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng một số giải pháp, đó là: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị xã hội; tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, mùa vụ; thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật và áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; nâng cao chất lượng dịch vụ nông nghiệp; tăng cường quản lý giống, phân bón, vật tư nông nghiệp; tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất; xây dựng các mô hình kinh tế theo hướng liên kết sản xuất...


Bài và ảnh: Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]