(Baothanhhoa.vn) - Năm 2012, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Thanh Hóa (khóa XIX) ban hành Nghị quyết 05-NQ/TU về “Huy động nội lực phát triển kinh tế”. Cùng thời điểm này, thành phố sáp nhập 19 xã, thị trấn của 4 huyện về thành phố, nâng tổng số đơn vị hành chính lên 37 phường, xã. Để việc thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU đạt hiệu quả cao nhất, ngay sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính, thành phố đã tổ chức quán triệt, triển khai nghị quyết nhằm tạo sự đồng thuận trong Đảng và trong nhân dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huy động nội lực phát triển kinh tế

Năm 2012, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Thanh Hóa (khóa XIX) ban hành Nghị quyết 05-NQ/TU về “Huy động nội lực phát triển kinh tế”. Cùng thời điểm này, thành phố sáp nhập 19 xã, thị trấn của 4 huyện về thành phố, nâng tổng số đơn vị hành chính lên 37 phường, xã. Để việc thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU đạt hiệu quả cao nhất, ngay sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính, thành phố đã tổ chức quán triệt, triển khai nghị quyết nhằm tạo sự đồng thuận trong Đảng và trong nhân dân.

Huy động nội lực phát triển kinh tế

Mô hình kinh tế của ông Khương Hữu Niên, xã Đông Tân cho hiệu quả cao.

Để đưa nghị quyết sớm đi vào cuộc sống, Ban Thường vụ Thành ủy xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết; chỉ đạo UBND thành phố xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết. Các đảng bộ, chi bộ trực thuộc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động và tổ chức quán triệt, triển khai đến cán bộ chủ chốt, cán bộ các đoàn thể chính trị - xã hội, trưởng các phố, thôn; 100% chi bộ triển khai đến đảng viên, 100% các phố, thôn tổ chức hội nghị nhân dân tuyên truyền về nội dung 4 quan điểm chỉ đạo và 5 mục tiêu của nghị quyết. Từ đó, cán bộ, đảng viên đã xác định rõ trách nhiệm trong việc khai thác trí lực, vật lực, tài lực và các mối quan hệ để xây dựng và phát triển thành phố.

Sau khi sáp nhập 19 xã, thị trấn, TP Thanh Hóa đã tập trung làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo UBND thành phố điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; hoàn thành các quy hoạch chi tiết, các khu chức năng, phủ kín toàn bộ diện tích của 37 phường, xã. Nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch, thành phố đã tranh thủ ý kiến của các chuyên gia, đặc biệt là chuyên gia nước ngoài như: Chuyên gia Mỹ đối với quy hoạch chung thành phố, chuyên gia Anh đối với khu đô thị mới trung tâm thành phố và chuyên gia Hàn Quốc đối với quy hoạch khu đô thị Đông Nam thành phố. Cùng với quy hoạch, thành phố tập trung khai thác quỹ đất ở các mặt bằng được phê duyệt và đất xen cư, xen kẹp trong địa bàn dân cư để có nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị theo quy hoạch. Nhiều dự án trọng điểm được TP Thanh Hóa đầu tư xây dựng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, như: Hợp phần I, II, III, IV, V của dự án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội thành phố, Đại lộ Nam sông Mã, Đại lộ Nguyễn Hoàng, dự án Sông Hạc, dự án tiêu úng Đông Sơn, đường vành đai Đông - Tây, Trung tâm Hành chính mới thành phố...

Trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp chất lượng cao, TP Thanh Hóa tập trung rà soát, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trong đó chú trọng quy hoạch vùng chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, triển khai nhiều chương trình, đề án, dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Đến nay, thành phố đã huy động hàng trăm tỷ đồng cùng hàng nghìn ngày công lao động từ các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình để thực hiện các mô hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và làm đường giao thông nội đồng. Chương trình phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại tập trung quy mô lớn ở vùng ngoại thành và chương trình chăn nuôi con đặc sản được nhân dân đầu tư thực hiện với 94 trang trại, gia trại, tổng mức đầu tư ước tính gần 200 tỷ đồng. Trong đó, có một số trang trại đầu tư quy mô lớn như trang trại gà ở xã Hoằng Đại, Hoằng Quang, trang trại lợn ở xã Thiệu Khánh, Đông Hưng...

Vì nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng từ ngân sách Nhà nước còn hạn chế nên thành phố đã chỉ đạo các xã, phường phát huy nội lực của địa phương, trong đó coi trọng việc tham gia đóng góp của nhân dân. Việc xây dựng nhà văn hóa phố, lát đá vỉa hè, rãnh thoát nước, nâng cấp đường giao thông các tuyến phố, giao thông nông thôn, đường giao thông nội đồng, kiên cố hóa kênh mương, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống nước sạch, nâng cấp, cải tạo các trường học... được thực hiện theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó nhân dân đóng góp hơn 50% tổng nguồn vốn thực hiện. Đặc biệt, để phát huy nội lực trong xây dựng nông thôn mới, thành phố đã tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đóng góp tiền mặt, ngày công lao động, hiến đất, chỉnh trang nhà ở, vườn tạp... với tổng trị giá 2.557 tỷ đồng (chiếm 62,78% tổng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới của toàn thành phố). Từ nguồn vốn này, các địa phương đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh như đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa thôn, trường học, trạm y tế... Đến nay, 17/17 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện thành phố đang phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan hoàn thiện các thủ tục công nhận TP Thanh Hóa hoàn thành Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong năm 2019, sớm hơn 1 năm so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Thanh Hóa lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra.

Nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội của thành phố ngày càng phát triển, Ban chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy đã quan tâm chỉ đạo việc thành lập mới doanh nghiệp và tạo môi trường đầu tư thuận lợi để doanh nghiệp phát triển. Cùng với việc tập trung cải cách thủ tục hành chính, hàng năm thành phố đã tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu; đồng thời chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trọng điểm, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào thành phố. Bình quân mỗi năm, thành phố thành lập mới 500 doanh nghiệp, 6 tháng năm 2019 thành lập mới 551 doanh nghiệp, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương, tạo nguồn thu cho ngân sách và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Để đạt mục tiêu đến năm 2020, có trên 7.000 doanh nghiệp đang hoạt động, đầu tư của doanh nghiệp chiếm trên 60% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt trên 140.000 tỷ đồng; khai thác 80% nội lực; khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 65% tổng sản phẩm trên địa bàn... cán bộ lãnh đạo từ thành phố đến phường, xã tiếp tục nâng cao trách nhiệm trong việc chỉ đạo huy động mọi nguồn lực cho phát triển. Huy động đa dạng hóa các nguồn vốn để hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hiện có, tạo môi trường hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh. Phát triển và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ để thành phố trở thành trung tâm dịch vụ của tỉnh và vùng Nam Bắc bộ - Bắc Trung bộ. Đối với nông nghiệp, nông thôn, thành phố tiếp tục rà soát, hoàn thiện và xây dựng mới một số cơ chế hỗ trợ, kích cầu phát triển.

Bài và ảnh: Thu Vui


Bài Và Ảnh: Thu Vui

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]