(Baothanhhoa.vn) - Với mục tiêu hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, những năm qua, Hội Làm vườn và Trang trại (LVTT) tỉnh đã có nhiều hoạt động giúp hội viên, nông dân thay đổi nhận thức trong sản xuất nông nghiệp; tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa những giống cây, con mới vào sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hội Làm vườn và Trang trại góp phần ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Hội Làm vườn và Trang trại góp phần ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Cán bộ Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh hướng dẫn hội viên xã Đông Yên (Đông Sơn) trồng và chăm sóc cây ăn quả.

Với mục tiêu hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, những năm qua, Hội Làm vườn và Trang trại (LVTT) tỉnh đã có nhiều hoạt động giúp hội viên, nông dân thay đổi nhận thức trong sản xuất nông nghiệp; tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa những giống cây, con mới vào sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Xác định phát triển vườn – ao - chuồng (VAC) là mô hình phát triển kinh tế truyền thống, gần gũi với nông dân, thời gian qua, Hội LVTT tỉnh đã khuyến khích, hỗ trợ hội viên thuộc các chi hội LVTT trên địa bàn tỉnh phát triển kinh tế VAC gắn với xây dựng nông thôn mới. Hội đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể địa phương hướng dẫn hội viên, nông dân ứng dụng các quy trình sản xuất theo công nghệ mới, các tiến bộ khoa học, kỹ thuật; mở lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi để hội viên thay đổi tư duy trong cách làm ăn, mạnh dạn đưa các giống cây, con có năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào nuôi, trồng. Theo thống kê của Hội LVTT tỉnh, 8 tháng năm 2019, hội đã triển khai tới 27 chi hội LVTT cấp huyện và phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức được 35 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản cho hơn 1.300 lượt hội viên nhằm nâng cao kỹ thuật sản xuất. Thông qua các lớp tập huấn, tỉnh hội đã chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả; kỹ thuật chăn nuôi dê, bò sinh sản; kỹ thuật nuôi ruồi lính đen, cá rô đầu vuông, nuôi ong lấy mật... cho các hội viên tại các huyện. Từ đó, nhiều hộ hội viên đã tích cực đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, đẩy mạnh áp dụng công nghệ tiên tiến theo quy trình VietGAP và thực hiện liên kết sản xuất để phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường. Điển hình, như: Mô hình phát triển trang trại tổng hợp của gia đình anh Nguyễn Văn Hùng, xóm 8, xã Nga Tân (Nga Sơn) thu nhập 500-600 triệu đồng/năm; mô hình nuôi ruồi lính đen thu lợi nhuận 40-50 triệu đồng/tháng của ông Nguyễn Mạnh Hùng (thị trấn Tĩnh Gia); mô hình nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp của gia đình ông Lê Văn Thức, xã Nguyên Bình (Tĩnh Gia), lợi nhuận 40-50 triệu đồng/100 m2 bể nuôi...

Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ khuyến nông, xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường, năm 2019, Hội LVTT tỉnh đã và đang triển khai có hiệu quả một số mô hình trọng điểm, như: Mô hình “Cải tạo tầm vóc dê địa phương bằng dê đực giống Boer”, tại xã Hà Bình (Hà Trung), với 5 hộ tham gia; mô hình “Xây dựng vườn hộ đạt thu nhập cao, thực phẩm sạch, thân thiện môi trường”, tại xã Đông Yên (Đông Sơn), với 11 hộ tham gia. Ngoài ra, hội LVTT các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai, tổ chức thực hiện tốt chương trình, dự án, mô hình được giao, như: Hội LVTT huyện Thường Xuân thực hiện mô hình “Nuôi cá rô phi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm”, tại thị trấn Thường Xuân, với 7 hộ tham gia; mô hình “Trồng cây gỗ lớn”, tại xã Luận Khê, “Nuôi ong mật”, tại xã Yên Nhân; Hội LVTT huyện Như Thanh thực hiện việc lập biểu khảo sát hộ có vườn tạp cần cải tạo và xây dựng vườn hộ năm 2019...

Từ những mô hình ứng dụng hiệu quả, phong trào phát triển kinh tế VAC của hội LVTT trong toàn tỉnh lan rộng, đạt hiệu quả kinh tế cao. Ông Hoàng Khắc Hải, Phó Chủ tịch Hội LVTT tỉnh, khẳng định: Thời gian qua, từ những hoạt động hỗ trợ của hội, hơn 26.500 hội viên trên địa bàn tỉnh đã định hướng được lộ trình phát triển kinh tế VAC của mình. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương đã được nhân rộng, phát triển. Trong đó, nhiều hội viên còn sáng tạo, thực hiện phát triển VAC kết hợp du lịch sinh thái để khơi dậy tiềm năng của địa phương, nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ môi trường trong sản xuất. Tuy nhiên, tiềm năng đất đai và nguồn lao động trong tỉnh vẫn chưa được khai thác hết nên đời sống nhân dân dù được nâng lên, nhưng vẫn chưa cao, chưa đều; tập quán canh tác cũ vẫn còn.

Trong thời gian tới, Hội LVTT tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động hội viên và nông dân trong việc khai thác tiềm năng đất đai, cũng như tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ để phát triển kinh tế VAC đi đôi với bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Lê Hòa


Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]