(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh có các xã trong diện đặc biệt khó khăn, xã biên giới đã thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình giảm nghèo để xây dựng những mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất (PTSX).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, biên giới

Hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, biên giới

Người dân xã Ban Công (Bá Thước) được hỗ trợ sản xuất để xóa đói, giảm nghèo. Ảnh: Hải Đăng

Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh có các xã trong diện đặc biệt khó khăn, xã biên giới đã thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình giảm nghèo để xây dựng những mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất (PTSX).

Nhiều mô hình hỗ trợ PTSX được triển khai thực hiện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và nhân rộng, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân.

Năm 2014, từ nguồn vốn Chương trình 135, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã thành lập “Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản” tại xã Sơn Thủy (Quan Sơn) và bàn giao 20 con bò sinh sản với trị giá 10 triệu đồng/con và vốn đối ứng 5 triệu đồng/hộ cho các hộ nghèo. Ngoài ra, các hộ còn được nhận thêm 1,2 triệu đồng/năm tiền công chăm sóc. Các hộ nuôi được tập huấn về kỹ thuật xây dựng chuồng trại phù hợp, kỹ thuật chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho bò, chăm sóc bò cái trước và sau khi sinh; cách nhận biết, điều trị một số bệnh thường gặp ở bò. Đồng thời, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới để tăng năng suất và chất lượng con nuôi, định kỳ tiêm phòng đầy đủ theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Tổ chức trồng và chăm sóc cỏ voi cung cấp nguồn thức ăn dự trữ tại chỗ và giảm chi phí chăn nuôi. Thay đổi phương thức chăn nuôi nhỏ, lẻ, theo kinh nghiệm, tập quán chăn nuôi thả rông, không chuồng trại sang phương thức chăn nuôi chăn dắt có chuồng trại. Qua hơn 4 năm, các hộ nuôi đã chăm sóc đàn bò khỏe mạnh, không dịch bệnh, trọng lượng đạt bình quân 170 - 180kg/con và đã sinh sản thêm được 7 con bê, bàn giao cho các hộ nghèo khác trong xã chăm sóc nuôi dưỡng. Đây là mô hình chăn nuôi bò sinh sản thực hiện theo quy trình kỹ thuật lần đầu tiên được thực hiện tại xã Sơn Thủy.

Từ năm 2016 đến tháng 1-2019, trên địa bàn huyện Bá Thước đã triển khai thực hiện 34 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, chủ yếu là các mô hình chăn nuôi, trồng trọt từ các nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình giảm nghèo... với 1.681 hộ dân tham gia. Phần lớn các mô hình thực hiện thành công mang lại hiệu quả kinh tế cao và được nhân rộng, như: Mô hình nuôi vịt Cổ Lũng thương phẩm; trồng cây khoai tây trên đất lúa; nuôi cá rô phi đơn tính đực, cá rô phi nuôi ghép với cá trắm cỏ và cá chép; chăn nuôi bò và lợn nái sinh sản... Các mô hình hỗ trợ PTSX giúp cho các hộ nghèo thay đổi tư duy, nhận thức trong cách làm ăn, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ phát triển sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Từng bước tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nghèo tham gia mô hình hỗ trợ PTSX, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa bàn thực hiện hỗ trợ.

Từ năm 2018 đến tháng 1-2019, từ Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ PTSX, đa dạng hóa sinh kế cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới hơn 30,1 tỷ đồng để thực hiện các nội dung, như: Tổ chức 4 lớp tập huấn kiến thức PTSX cho 252 cán bộ cấp huyện, xã. Hỗ trợ 26 hộ nghèo tại xã Bình Sơn (Triệu Sơn) tham gia mô hình “Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản” cho phụ nữ nghèo. Hỗ trợ PTSX, đa dạng hóa sinh kế cho 100 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, biên giới, an toàn khu và 165 thôn của 16 huyện. Hỗ trợ 3.242 hộ tham gia xây dựng 150 dự án PTSX, đa dạng hóa sinh kế tại các huyện nghèo; trong đó, hỗ trợ 138 dự án chăn nuôi với 2.584 hộ tham gia, 8 dự án trồng trọt với 636 hộ tham gia... Việc hỗ trợ PTSX cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới giúp cho nhiều hộ nghèo tại các vùng khó khăn phát triển kinh tế hộ gia đình. Các hạng mục hỗ trợ PTSX đã bám sát hơn với thực tiễn, các nội dung hỗ trợ theo nguyên tắc đề xuất từ cộng đồng dân cư. Nội dung hỗ trợ thiết thực, giảm cơ bản nội dung hỗ trợ theo hình thức cấp phát, tính chủ động của người dân, cộng đồng dân cư được nâng lên rõ rệt. Việc lựa chọn đối tượng thụ hưởng được thực hiện công bằng, công khai, đúng đối tượng được thực hiện từ cơ sở. Các hoạt động PTSX cơ bản đáp ứng, phù hợp với nhu cầu, điều kiện lợi thế của vùng, trình độ sản xuất của hộ nghèo, tạo nên sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư. Mục tiêu đầu tư của các dự án, mô hình lựa chọn trên định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như khả năng tham gia dự án của các hộ nghèo, cận nghèo. Nhận thức của người dân về chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chọn giống cây trồng, vật nuôi gắn với thị trường, phương thức canh tác ngày một tăng lên.

Hải Đăng


Hải Đăng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]