(Baothanhhoa.vn) - Chị Nguyễn Thị Hường, Giám đốc HTX Tiểu thủ công nghiệp xã Tân Phúc (Nông Cống) từng là “hoa tiêu” của lớp học nghề đan thủ công mỹ nghệ của xã.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hỗ trợ hội viên, phụ nữ xây dựng mô hình kinh tế tập thể

Chị Nguyễn Thị Hường, Giám đốc HTX Tiểu thủ công nghiệp xã Tân Phúc (Nông Cống) từng là “hoa tiêu” của lớp học nghề đan thủ công mỹ nghệ của xã.

Hỗ trợ hội viên, phụ nữ xây dựng mô hình kinh tế tập thểHTX thủ công mỹ nghệ xã Tân Phúc tạo việc làm cho nhiều thành viên.

Cách đây hơn chục năm, chị Hường cùng với nhiều người trong xã Tân Phúc đến xã Tân Thọ học nghề đan tiểu thủ công nghiệp, nhưng vì đường xa, việc lấy nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khó khăn, nhiều người đã bỏ cuộc. Vì yêu nghề nên chị Hường vẫn cố công nhận nguyên liệu về nhà làm và duy trì nhiều năm. Quen việc, chị Hường có thêm đầu mối bạn hàng rồi vận động nhiều chị em trong xã cùng làm. Có thời điểm, hàng chục lao động đến nhà chị học nghề và nhận nguyên liệu về nhà đan các loại sản phẩm, như: mâm, khay song, bộ ba bát song, bàn ghế bằng nguyên liệu cói, mây, nhựa... Sau 14 năm duy trì, phát triển nghề, chị Hường đã tạo việc làm cho hơn 700 lao động, trong đó có hơn 200 lao động của xã với mức thu nhập từ 4 đến 6 triệu đồng/người/tháng. Năm 2017 chị được hội LHPN cấp trên tạo điều kiện phát triển từ cơ sở sản xuất thành lập HTX tiểu thủ công nghiệp với 32 thành viên, chị Hường làm giám đốc. Nhiều lao động khó khăn trong và ngoài xã được chị tạo việc làm có thu nhập thoát nghèo như chị Lê Thị Quẩy, Nguyễn Thị Nụ, Lê Thị Mứt...

Từ khi được hội LHPN huyện trực tiếp chỉ đạo thành lập tổ hợp tác (THT) chăn nuôi bò sinh sản xã Công Liêm, các thành viên trong tổ được Hội LHPN tỉnh trao hỗ trợ 36 con bò sinh sản cho 36 hộ nghèo... Sau gần 1 năm chăm sóc, đầu năm 2020, THT đã có thêm 5 con bê con và 5 con bò mẹ đang có thai. Trong số 36 hộ nghèo được hỗ trợ bò sinh sản đã có 14 hộ nỗ lực thoát nghèo cuối năm 2019.

Đây là 2 trong số nhiều mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ đang phát huy hiệu quả được Hội LHPN huyện Nông Cống trực tiếp chỉ đạo và rút kinh nghiệm chỉ đạo các cơ sở hội khác thành lập mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ để nhân rộng nhằm giúp hội viên phát triển bền vững, nâng cao thu nhập. Đến nay, Hội LHPN huyện đã duy trì và hỗ trợ thành lập 7 mô hình kinh tế tập thể, trong đó có 5 HTX tiểu thủ công nghiệp, 1 THT chăn nuôi bò sinh sản, 1 THT trồng rau sạch do phụ nữ làm chủ; 5 câu lạc bộ (CLB) doanh nghiệp nữ và nữ tiểu thương. Các mô hình hoạt động đều gắn với dịch vụ phục vụ lợi ích cho HTX, THT và các thành viên. Là địa phương có tiềm năng phát triển tiểu thủ công nghiệp, hội LHPN huyện luôn chú trọng công tác đào tạo, nhân cấy nghề; tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, hội cấp trên vận động các nguồn để hỗ trợ hội viên, phụ nữ học nghề, phát triển mở rộng nghề. Từ nghề tiểu thủ công nghiệp, đan lát truyền thống như đan nón lá ở xã Trường Giang, thủ công mỹ nghệ xã Tân Thọ, Tân Phúc... đã được mở rộng, phát triển ra nhiều xã và giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 lao động trên địa bàn huyện.

Việc thành lập phát triển các mô hình kinh tế tập thể do hội phụ nữ đảm nhận đã bước đầu phát huy vai trò của hội phụ nữ các cấp, đặc biệt là vai trò hội viên nòng cốt và cán bộ hội gương mẫu, nhiệt tình trong việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế tại địa phương. Đến nay, các mô hình này đều phát huy hiệu quả, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương, từng bước giải quyết những khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Bài và ảnh: Minh Trang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]