(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, hàng nghìn hộ dân trên địa bàn các huyện miền núi xứ Thanh đang áp dụng mô hình xen canh cây ngắn ngày như mía, sắn, khoai, lạc, đậu và rau màu các loại để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một diện tích, tăng mùa vụ canh tác, tạo việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ trồng cây ngắn ngày ở miền núi

Hiệu quả từ trồng cây ngắn ngày ở miền núi

Người dân xã Hồi Xuân (Quan Hóa) trồng xen canh cây rau màu mang lại hiệu quả kinh tế.

Hiện nay, hàng nghìn hộ dân trên địa bàn các huyện miền núi xứ Thanh đang áp dụng mô hình xen canh cây ngắn ngày như mía, sắn, khoai, lạc, đậu và rau màu các loại để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một diện tích, tăng mùa vụ canh tác, tạo việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Để giúp người dân vươn lên thoát nghèo, huyện Như Xuân triển khai mô hình trồng rừng kinh tế kết hợp chăn nuôi, trồng trọt đã giúp nhiều hộ dân vượt qua đói nghèo. Gia đình anh Lê Minh Hải, xã Xuân Hòa là một trong những gương tiêu biểu trong phát triển mô hình nông - lâm kết hợp. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, ban đầu anh Hải trồng sắn, mía, cỏ voi làm thức ăn trong chăn nuôi. Sau đó, mua thêm 3 ha đất để trồng cây keo, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đến nay, gia đình đã hình thành khu trang trại có diện tích 15 ha, trừ chi phí thu nhập bình quân khoảng 200 triệu đồng/năm. Còn gia đình anh Lê Duy Vĩnh, xã Bãi Trành khi khởi nghiệp chỉ có 1 con lợn sinh sản, gần 300 cây mía, 0,4 ha cây cao su. Đến nay, gia đình đã phát triển trang trại tổng hợp với 10 ha đất trồng cây cao su, keo gắn với chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới tán rừng. Thu nhập bình quân hàng trăm triệu đồng/năm...

Mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Nguyễn Trọng Thanh, xã Luận Thành (Thường Xuân) đã áp dụng thành công mô hình xen canh cây ngắn ngày. Với hơn 2 ha đất đồi trước đây chỉ trồng 1 vụ sắn, trừ chi phí ông Thanh thu lãi khoảng 30 triệu đồng/ha/năm. Thế nhưng, từ khi áp dụng trồng xen canh các loại cây lạc, ngô, vừng, khoai sọ... đã nâng giá trị lên khoảng 40 triệu đồng trên cùng một diện tích. Ông Thanh cho biết phương pháp xen canh là tận dụng khi cây sắn mới trồng và phát triển ở giai đoạn đầu thì sẽ trồng xen các loại cây lạc, khoai sọ, ngô nếp lùn... để lấy ngắn nuôi dài. Khi cây sắn vươn cao, sẽ tiến hành dọn lá dưới gốc và xen canh lạc, vừng. Cứ như vậy, ông Thanh đã tận dụng triệt để đất đai, mang lại thu nhập cao hơn khoảng 1,5 lần so với độc canh 1 loại cây. Với việc xen canh cây ngắn ngày đã giúp gia đình ông có đủ điều kiện chăm sóc cây trồng dài ngày với diện tích 1,5 ha rừng keo, xoan, luồng...

Từ thực tế cho thấy, áp dụng mô hình trồng xen canh cây ngắn ngày đã và đang mang lại hiệu quả, góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân vùng miền núi xứ Thanh.

Gia Bảo


Gia Bảo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]