Nhiều năm bôn ba trên thương trường, được tiếp xúc và học hỏi nhiều kinh nghiệm từ mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (CNC), tháng 7-2019, chị Lê Thị Quyên, ở xã Hoằng Đạo (Hoằng Hóa) quyết định trở về thực nghiệm mô hình tại quê nhà.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ sản xuất công nghệ cao tại các HTX

Nhiều năm bôn ba trên thương trường, được tiếp xúc và học hỏi nhiều kinh nghiệm từ mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (CNC), tháng 7-2019, chị Lê Thị Quyên, ở xã Hoằng Đạo (Hoằng Hóa) quyết định trở về thực nghiệm mô hình tại quê nhà.

Hiệu quả từ sản xuất công nghệ cao tại các HTX

Chăm sóc dưa vàng Kim Hoàng Hậu trong nhà màng tại HTX sản xuất nông nghiệp sạch Hoằng Đạo (Hoằng Hóa).

Tập hợp được 28 thành viên, chị Quyên thành lập HTX sản xuất nông nghiệp sạch Hoằng Đạo, với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất rau quả, thực phẩm an toàn. 2 ha đất bạc màu, cồn đống, canh tác kém hiệu quả tại thôn Nhân Đạo, xã Hoằng Đạo nơi quê hương được chị đầu tư, cải tạo để chuẩn bị cho dự án đã ấp ủ. Với vốn đầu tư 6,5 tỷ đồng, chị Quyên xây dựng 6.500m2 nhà lưới và 5.000m2 nhà màng để trồng dưa Kim Hoàng Hậu, một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và dễ tiêu thụ. Đồng thời, thực hiện xen canh một số loại cây trồng khác như: bầu, bí xanh, đậu...

Với kinh nghiệm và kỹ thuật được tích lũy trong nhiều năm, chị Quyên đã đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt theo công nghệ của Israel; đồng thời, ứng dụng công nghệ vi sinh, dùng các loại phân hữu cơ do HTX tự sản xuất phối trộn với một số loại phân NPK có thành phần Oganic để bón cho dưa, vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, vừa bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Chị Quyên ước tính, doanh thu 1 năm với 3 lứa dưa và sản phẩm xen canh đạt khoảng 1 tỷ đồng, hiệu quả kinh tế gấp 4 đến 5 lần so với phương pháp canh tác truyền thống. Từ thành công bước đầu và lợi thế về thị trường đầu ra cho sản phẩm, hiện nay, HTX sản xuất nông nghiệp sạch Hoằng Đạo đang dự định mở rộng quy mô diện tích sản xuất nông nghiệp CNC tại xã Hoằng Đạo và một số địa phương lân cận.

Tại xã Thọ Thanh (Thường Xuân), từ mô hình nông nghiệp CNC hơn 2.000m2 ban đầu được triển khai mang lại hiệu quả tốt của HTX Dịch vụ nông nghiệp Thọ Thanh, đến nay, vùng sản xuất nông nghiệp CNC đã được mở rộng lên đến 10.000m2 nhà màng và khu cây ăn quả tập trung 10 ha trồng bưởi Diễn, bưởi da xanh, cây dược liệu ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt. Đại diện HTX cho biết: Với 1 ha nhà màng thực hiện đúng quy trình kỹ thuật sẽ cho năng suất bình quân 25 tấn/ha/vụ. Thực hiện 3 vụ với sản lượng 75 tấn sẽ mang lại doanh thu khoảng hơn 2 tỷ đồng. Mô hình sản xuất này cũng tạo việc làm ổn định cho 5 lao động thường xuyên, với thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng và 16 lao động thời vụ. HTX Dịch vụ nông nghiệp Thọ Thanh hiện cũng đang triển khai thâm canh hiệu quả 120 ha mía do Công ty CP Mía đường Lam Sơn chuyển giao công nghệ. Giống mía năng suất cao, nuôi cấy mô, canh tác và thu hoạch bằng máy liên hoàn cho năng suất tới 120 tấn/ha, gấp đôi năng suất mía truyền thống.

Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, toàn tỉnh có 673 HTX nông nghiệp, trong đó có 52 HTX ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tập trung tại các huyện: Đông Sơn, Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Yên Định, Nga Sơn... Sau thực hiện chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012, nhiều HTX đã mạnh dạn huy động vốn, đầu tư cơ sở sản xuất phát triển các mô hình sản xuất theo xu hướng CNC. Các lĩnh vực sản xuất của HTX ứng dụng CNC phổ biến là sản xuất rau, quả an toàn, giống cây trồng, hoa, nấm, chăn nuôi gà, lợn, bò sữa, nuôi trồng thủy sản, bảo quản các sản phẩm nông nghiệp... Tuy chưa thực sự đa dạng, nhưng hiệu quả bước đầu từ xu hướng sản xuất này đã khẳng định hướng đi đúng đắn, phù hợp với sản xuất hiện đại.

Nhằm thúc đẩy nhân rộng mô hình các HTX ứng dụng CNC trong nông nghiệp, tỉnh Thanh Hóa hiện đang tiếp tục áp dụng các chính sách hỗ trợ nguồn vốn để các HTX có thể ứng dụng CNC, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ sinh học vào sản xuất. Bên cạnh đó, hỗ trợ các chính sách về đào tạo nghề, giúp các HTX lựa chọn, áp dụng công nghệ phù hợp, chuyển đổi sản xuất trên cơ sở ứng dụng CNC vào sản xuất. Để tạo nguồn vốn, động lực cho các HTX, tỉnh ta tiếp tục lồng ghép các chương trình, dự án, ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ các HTX. Trong đó, bố trí vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hàng năm hỗ trợ các HTX nông nghiệp thực hiện dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng CNC.

Bài và ảnh: Minh Hằng


Bài và ảnh: Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]