(Baothanhhoa.vn) - Để giảm thiểu những tác động hàng ngày của con người đến môi trường, nhiều mô hình bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã được triển khai. Trong đó, các mô hình ủ rác thải thành phân hữu cơ đã được áp dụng, mang lại những hiệu quả thiết thực và từng bước được nhân rộng trên địa bàn huyện Đông Sơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ mô hình ủ rác thải thành phân hữu cơ

Hiệu quả từ mô hình ủ rác thải thành phân hữu cơ

Mô hình ủ rác thải thành phân hữu cơ đang được nhân rộng trên địa bàn huyện Đông Sơn.

Để giảm thiểu những tác động hàng ngày của con người đến môi trường, nhiều mô hình bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã được triển khai. Trong đó, các mô hình ủ rác thải thành phân hữu cơ đã được áp dụng, mang lại những hiệu quả thiết thực và từng bước được nhân rộng trên địa bàn huyện Đông Sơn.

Được triển khai từ tháng 5-2019, 2 hộ gia đình thuộc thị trấn Rừng Thông được cán bộ Học viện Nông nghiệp Việt Nam hướng dẫn cách phân loại rác thải, đào hố và phổ biến phương pháp ủ rác sinh hoạt thành phân hữu cơ bón cho cây trồng. Theo chị Vũ Thị Liên, khu phố Xuân Lưu, thị trấn Rừng Thông (Đông Sơn), quy trình ủ phân hết sức đơn giản, chỉ cần trang bị một thùng phuy nhựa hoặc đào 1 hố ủ (ở vị trí không bị trũng nước) tùy theo khối lượng rác của gia đình. Bằng việc tận dụng các loại rác thải hữu cơ trong gia đình, như: Lá cây, cỏ khô, cơm thừa, rau, trái cây hư, đầu cá, rơm rạ... cho vào thùng phuy hoặc hố chôn lấp và đậy kín nắp để tránh nước mưa, các sinh vật vào đẻ trứng. Pha dung dịch vi sinh Emuniv theo tỷ lệ 2 thìa vi sinh, 10 thìa đường, 1 lít nước sạch, phun lên bề mặt rác thải khi được bỏ vào hố. Sau khoảng 30-45 ngày lớp rác thải bên dưới sẽ được phân hủy hình thành phân hữu cơ mịn, tơi xốp, có màu đen và không mùi. Có thể sử dụng bón trực tiếp cho cây trồng hoặc phơi khô, cán nhỏ dự trữ trong bao bì bón cây trồng lâu dài. Theo báo cáo nghiệm thu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam thì phân hữu cơ được ủ từ nguồn rác thải khi bón sẽ góp phần cải tạo đất, cung cấp lượng dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, sạch bệnh, khả năng chống chịu tốt hơn so với phân bón hóa học.

Được biết, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đông Sơn đã tổ chức kiểm tra, nghiệm thu mô hình thí điểm ủ rác thải thành phân hữu cơ và đánh giá mô hình mang lại hiệu quả vượt trội cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân. Sau hơn 4 tháng, mô hình đã nhân rộng được hơn 100 hộ gia đình trên địa bàn toàn huyện. Đồng thời, cùng với các phong trào xây dựng vườn đẹp, vườn mẫu và cải tạo vườn tạp, các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn huyện Đông Sơn đã tuyên truyền, hướng dẫn người dân ứng dụng mô hình này. Bà Lê Thị Vui, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đông Sơn, cho biết: Với mô hình này, người dân có thể chủ động được nguồn phân hữu cơ thường xuyên để bón cho rau màu, nâng cao độ phì nhiêu của đất. Đồng thời, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, giảm một phần chi phí trong sản xuất và tăng thêm nguồn thu nhập cho bà con nông dân.

Theo báo cáo của các cơ quan chuyên môn, ước tính mỗi ngày trên địa bàn tỉnh phát sinh hơn 2 nghìn tấn rác sinh hoạt. Đa phần số rác này chưa được phân loại và xử lý bằng phương pháp chôn lấp tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm và tác động ngược tới môi trường. Do vậy, nếu mô hình ủ rác hữu cơ thành phân bón được nhân rộng, việc phân loại và sử dụng men vi sinh phân hủy rác sẽ giúp giảm thiểu đáng kể nguồn gây ô nhiễm môi trường; đồng thời, góp phần xây dựng nền nông nghiệp tiết kiệm, an toàn và bền vững.

Thanh Hòa


Thanh Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]