(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, công tác đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn ở 11 huyện miền núi được tỉnh và các địa phương quan tâm, xem đây là giải pháp hiệu quả để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ chương trình đào tạo nghề ở miền núi

Những năm qua, công tác đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn ở 11 huyện miền núi được tỉnh và các địa phương quan tâm, xem đây là giải pháp hiệu quả để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

Hiệu quả từ chương trình đào tạo nghề ở miền núi

Mô hình nuôi ong lấy mật ở xã Xuân Khang (Như Thanh).

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền công tác ĐTN cho lao động nông thôn, miền núi trong tỉnh. Cùng với đó là gắn việc rà soát, xác định danh mục nghề đào tạo với làm tốt công tác định hướng, tư vấn nghề cho người lao động trong việc lựa chọn nghề, tham gia học nghề và giải quyết việc làm sau học nghề. Các ngành nghề đào tạo chủ yếu là trồng và khai thác rừng, kỹ thuật trồng luồng hỗn giao; bảo vệ rừng; sản xuất, kinh doanh cây giống lâm nghiệp; kỹ thuật sản xuất nông - lâm kết hợp; chăn nuôi gia súc, gia cầm; chế biến nông, lâm, thủy sản; nuôi trồng thủy sản nước ngọt; sửa chữa cơ khí; quản lý điện nông thôn, điện dân dụng; mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ... Điển hình như huyện Bá Thước đã thực hiện việc rà soát, trên cơ sở nhu cầu thực tế, huyện đã thực hiện đào tạo một số ngành nghề, như: đan mũ bẹ ngô, dệt thổ cẩm phục vụ du lịch; chăn nuôi trâu, bò sinh sản; thêu ren đính cườm... Giai đoạn 2016 - 2019, hơn 20.000 lao động trên địa bàn đã được ĐTN, trong đó gần 10.000 lao động có việc làm, hơn 2.000 người đi xuất khẩu lao động. Năm 2019 và 2 tháng đầu năm 2020 huyện Bá Thước đã đào tạo được hơn 2.000 lao động, trong đó xuất khẩu lao động gần 300 người, góp phần quan trọng giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 46,09% trong năm 2010 xuống còn 7,26% năm 2019.

Cũng như huyện Bá Thước, nhiều huyện miền núi trong tỉnh, như: Thường Xuân, Như Xuân, Quan Hóa, Mường Lát... cũng đẩy mạnh ĐTN, mở các lớp dạy nghề phù hợp với từng địa phương. Trong đó, nhiều nghề tự tạo việc làm tại chỗ, có thu nhập ổn định như: nghề mây tre đan, trồng nấm, nuôi ong, dệt thổ cẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thú y... Sau khi tham gia các lớp dạy nghề, nhiều hộ gia đình đã biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật nên năng suất cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo thống kê, đến nay tỉnh ta đã đầu tư xây dựng và phát triển 12 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm 2 trường trung cấp nghề và 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn các huyện miền núi. Các cơ sở ĐTN hằng năm triển khai nhiều khóa dạy nghề về: chăn nuôi, trồng trọt, các lớp thủ công mỹ nghệ và các nghề truyền thống của đồng bào dân tộc như dệt thổ cẩm... Năm 2019 và 2 tháng đầu năm 2020 đã đào tạo được gần 10.000 người, trong đó số người ĐTN ra trường được bố trí việc làm là trên 8.000 lao động. Số lao động đi xuất khẩu lao động trong năm 2019 là 2.800 người, tập trung vào các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Rumani, Trung Đông, đạt 96,5% so với kế hoạch tỉnh giao.

Có thể thấy, chính sách ĐTN đã phát huy vai trò to lớn trong việc giải quyết việc làm, cải thiện sinh kế và đời sống của đồng bào DTTS, miền núi trong tỉnh, qua đó góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn 11 huyện miền núi từ 12,53% xuống còn 7,3%.

Bài và ảnh: Xuân Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]