(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, nguồn vốn từ chương trình cho vay vốn sản xuất ở vùng khó khăn, nhất là khu vực miền núi xứ Thanh đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực, mở ra cơ hội cho người nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ chương trình cho vay vốn sản xuất

Những năm qua, nguồn vốn từ chương trình cho vay vốn sản xuất ở vùng khó khăn, nhất là khu vực miền núi xứ Thanh đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực, mở ra cơ hội cho người nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững.

Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh thăm mô hình phát triển chăn nuôi đại gia súc tại xã Cát Vân (Như Xuân).

Ở 11 huyện miền núi trong tỉnh, việc phát triển kinh tế gắn liền với nâng cao đời sống của người dân được coi là một trong những mục tiêu hàng đầu. Để hiện thực hóa nhiệm vụ này, ngoài chính sách hỗ trợ của Nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Thanh Hóa cũng đã tạo điều kiện cho hàng nghìn lượt hộ gia đình vùng khó khăn được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi, mở ra cơ hội mới để người dân làm kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Đến thăm mô hình kinh tế của gia đình ông Lương Văn Biêng, ở bản Nghèo, xã Hồi Xuân (Quan Hóa), được biết: Trước đây, cuộc sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn do không có vốn để đầu tư sản xuất nên chỉ quanh quẩn với cây ngô, cây lúa, thu nhập bấp bênh. Năm 2011, gia đình ông Biêng được NHCSXH huyện Quan Hóa cho vay 25 triệu đồng, với số tiền này, ông mua 2 con bò sinh sản, đồng thời cải tạo đất để trồng cây lâm nghiệp và cây rau màu khác. Đến nay, gia đình ông Biêng đã có 8 con bò, đầu tư 2 xe tải, tạo việc làm cho gần 10 lao động.

Chị Lê Thị Miến, thôn Vân Tiến, xã Cát Vân (Như Xuân) vay NHCSXH huyện hơn 30 triệu đồng để “khởi nghiệp”. Cùng với số vốn ít ỏi của gia đình, chị Miến xây dựng trang trại tổng hợp bao gồm chăn nuôi gia súc kết hợp trồng cây keo, sắn, mía. Sau hơn 10 năm, đến nay, trang trại của chị đã có 20 con trâu, bò, hàng chục con lợn, 5 ha cây keo, 1 ha mía, thu nhập mỗi năm trừ chi phí hơn 100 triệu đồng. Không chỉ gia đình ông Biêng, chị Miến, cũng từ nguồn vốn vay phát triển sản xuất, nhiều gia đình ở các huyện miền núi trong tỉnh đã vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tại huyện Quan Sơn, người dân nhận được sự hỗ trợ từ 13 chương trình do NHCSXH huyện triển khai, như: Chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, hộ nghèo làm nhà ở, học sinh, sinh viên, xuất khẩu lao động, nước sạch và vệ sinh môi trường... Đến thời điểm này, NHCSXH huyện Quan Sơn đang thực hiện cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội, với tổng số dư nợ năm 2017 đạt trên gần 200 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 99,6% trong tổng dư nợ tại ngân hàng.

NHCSXH huyện Ngọc Lặc đang thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách thông qua 17 chương trình cho vay. Trong đó, có một số chương trình như cho vay theo dự án phát triển lâm nghiệp (WB); cho vay đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV; cho vay giải quyết việc làm... Nhìn chung chất lượng tín dụng trên địa bàn huyện đến thời điểm hiện tại tương đối tốt, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,18%...

Với chính sách thiết thực, hiệu quả, chương trình cho vay vốn phát triển sản xuất ở vùng khó khăn đã, đang phát huy vai trò tích cực, trở thành một trong những giải pháp quan trọng, nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội ở những vùng khó khăn của cả tỉnh nói chung, các huyện miền núi nói riêng.


Bài và ảnh: Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]