(Baothanhhoa.vn) - Định hướng, mục tiêu trong phát triển vùng mía nguyên liệu của tỉnh là tập trung phát triển vùng mía nguyên liệu, đến năm 2020 đạt khoảng 25.800 ha và ổn định đến năm 2025, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của 3 nhà máy đường hiện có. Tập trung thâm canh bảo đảm diện tích mía có tưới, sử dụng giống có năng suất và chữ lượng đường cao, đưa năng suất trung bình của mía nguyên liệu đạt 90 tấn/ha năm 2020 và 100 tấn/ha/năm 2025, chữ lượng đường bình quân đạt 12 CCS. Phấn đấu đến năm 2025, 100% ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ chính sách hỗ trợ phát triển vùng mía nguyên liệu

Định hướng, mục tiêu trong phát triển vùng mía nguyên liệu của tỉnh là tập trung phát triển vùng mía nguyên liệu, đến năm 2020 đạt khoảng 25.800 ha và ổn định đến năm 2025, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của 3 nhà máy đường hiện có. Tập trung thâm canh bảo đảm diện tích mía có tưới, sử dụng giống có năng suất và chữ lượng đường cao, đưa năng suất trung bình của mía nguyên liệu đạt 90 tấn/ha năm 2020 và 100 tấn/ha/năm 2025, chữ lượng đường bình quân đạt 12 CCS. Phấn đấu đến năm 2025, 100% diện tích sản xuất mía được thực hiện theo hình thức cánh đồng mẫu lớn.

Để thực hiện theo định hướng, mục tiêu của tỉnh, những năm qua, các công ty mía đường trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với chính quyền các địa phương thực hiện tích tụ đất đai, triển khai xây dựng cánh đồng mẫu lớn và các mô hình sản xuất mía nguyên liệu tiên tiến. Hướng dẫn người dân lựa chọn và sử dụng các giống mía có năng suất, chữ đường cao, như: Việt Đường, Quế Đường, ROC, Viên Lâm, MI... đưa vào sản xuất; đồng thời, áp dụng cơ giới hóa, kết hợp với các biện pháp thâm canh trong quá trình sản xuất để tăng năng suất. Nhằm khuyến khích các địa phương, đơn vị và bà con nông dân trên địa bàn tỉnh phát triển sản xuất mía nguyên liệu theo hướng thâm canh, tập trung, quy mô lớn, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ mua máy thu hoạch mía và hệ thống tưới mía mặt ruộng. Theo đó, các tổ chức, trang trại, hộ gia đình, cá nhân sản xuất mía thâm canh, phục vụ nguyên liệu cho các nhà máy mía đường trên địa bàn tỉnh, có diện tích sản xuất mía tập trung từ 50 ha trở lên, nằm trong vùng sản xuất mía nguyên liệu được UBND tỉnh phê duyệt, năng suất mía 2 năm liền kề trước đó phải đạt ít nhất từ 65 tấn/ha trở lên, chữ đường đạt từ 10CCS trở lên; vùng sản xuất phải chủ động nước tưới và nguồn giống bảo đảm tiêu chuẩn và có đăng ký sản xuất mía đạt năng suất từ 100 tấn/ha/năm trở lên, kèm theo phương án hoặc dự án đầu tư, cam kết đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí mua 1 máy thu hoạch mía có công suất thu hoạch 120 tấn/ngày trở lên, mức hỗ trợ bằng 20% giá mua máy ghi trên hóa đơn bán hàng, nhưng không quá 1,5 tỷ đồng/máy. Ngoài ra, còn được nhận hỗ trợ 1 lần kinh phí xây dựng các bể đựng nước để tưới trên mặt ruộng, mua dây, khóa, van lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt trên mặt ruộng và mua máy bơm phục vụ tưới mía, với mức hỗ trợ 15 triệu đồng/ha. Việc hỗ trợ sẽ được thực hiện sau khi xây dựng hệ thống tưới theo đúng phương án hoặc dự án được UBND huyện chấp thuận và được cấp có thẩm quyền nghiệm thu.

Chính sách hỗ trợ trên được thực hiện đã khuyến khích các công ty và người trồng mía trên địa bàn tỉnh hình thành cánh đồng lớn sản xuất mía nguyên liệu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình canh tác, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng, hiệu quả cho diện tích sản xuất mía nguyên liệu; đồng thời, tạo động lực để các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư mua máy thu hoạch mía nguyên liệu.

Tại huyện Thạch Thành, để phát triển mía nguyên liệu theo định hướng của tỉnh và xây dựng các vùng mía đủ điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ, huyện đã phối hợp với Công ty TNHH Đường mía Việt Nam – Đài Loan thực hiện tích tụ đất đai để triển khai sản xuất mía nguyên liệu theo hướng tập trung, quy mô lớn; đồng thời, vận động, hướng dẫn người trồng mía áp dụng cơ giới hóa, biện pháp thâm canh và các giống mía có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Nhờ đó, hiện toàn huyện có hơn 816 ha mía nguyên liệu được sản xuất tập trung, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ tại các xã: Thành Trực, Thành Vinh, Thạch Quảng, với năng suất bình quân đạt hơn 100 tấn/ha/vụ.

Vùng mía nguyên liệu của Công ty CP Mía đường Nông Cống có khoảng 1.600 ha. Trước năm 2015, toàn bộ diện tích này không có hệ thống tưới, nên mía nguyên liệu thường xuyên bị thiếu nước, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ hệ thống tưới mía của tỉnh được ban hành đã tạo động lực cho nhiều hộ trồng mía áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng năng suất, đầu tư xây dựng hệ thống tưới mía nguyên liệu. Ông Trịnh Như Hậu, Phó Giám đốc quản lý vùng mía nguyên liệu huyện Nông Cống và Tĩnh Gia cho biết: Hiện, một số diện tích mía của Công ty TNHH MTV Yên Mỹ và diện tích mía của xã Công Liêm (Nông Cống) đã được xây dựng hệ thống tưới nhỏ giọt, đang chờ nghiệm thu để nhận được hỗ trợ. Hơn nữa, nhờ xây dựng được hệ thống tưới, nên năng suất đạt tới 85 đến 90 tấn/ha/vụ, cao hơn so với diện tích mía nguyên liệu không có tưới khoảng 25 đến 30 tấn/ha/vụ. Đây cũng là cơ sở chứng minh hiệu quả trong việc áp dụng công nghệ tưới mía trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cho cây mía nguyên liệu, từ đó giúp các hộ trồng mạnh dạn đầu tư xây dựng hệ thống mía tưới.

Theo thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hơn 2 năm thực hiện chính sách hỗ trợ mua máy thu hoạch mía và hệ thống tưới mía, toàn tỉnh đã hỗ trợ doanh nghiệp mua 3 máy thu hoạch mía, xây dựng hệ thống mía tưới mặt ruộng bảo đảm tưới cho 892 ha mía nguyên liệu. Ngoài ra, chính sách đã tạo động lực để các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh quá trình hình thành các cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất mía nguyên liệu tại các huyện Thạch Thành, Như Thanh, Thọ Xuân...

Ngoài ra, tỉnh còn có chính sách hỗ trợ du nhập, khảo nghiệm các giống mía có năng suất và chữ đường cao, với mức hỗ trợ 200 triệu đồng/giống; hỗ trợ nhân nhanh giống mía bằng phương pháp nuôi cấy mô, với mức hỗ trợ 1.000 đồng/cây. Nhờ triển khai thực hiện chính sách này, nên từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã du nhập, khảo nghiệm thành công 2 giống mía mới có năng suất, chữ đường cao; sản xuất được 3,5 triệu cây giống mía bằng phương pháp nuôi cấy mô và đã được các đơn vị, địa phương chuyển sang làm giống mía thương phẩm, với tổng diện tích dự kiến đạt khoảng 1.700 đến 1.900 ha.


Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]