(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã tăng cường áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Qua đó, đã mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần từng bước hình thành các vùng chuyên canh lúa, cây màu theo hướng hàng hóa, giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp

Hiệu quả từ áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp

Người dân xã Điền Trung, huyện Bá Thước cơ giới hóa khâu làm đất trồng mía nguyên liệu.

Những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã tăng cường áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Qua đó, đã mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần từng bước hình thành các vùng chuyên canh lúa, cây màu theo hướng hàng hóa, giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Là vùng canh tác nông nghiệp trọng điểm của tỉnh, huyện Vĩnh Lộc có nhiều giải pháp áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, như: Khuyến khích các HTX, hộ dân đầu tư các loại máy phù hợp để phục vụ sản xuất nông nghiệp thông qua các cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện; tích cực tích tụ, tập trung đất đai; liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, tạo điều kiện áp dụng cơ giới hóa và cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất... Nhờ đó, đến nay huyện đã thực hiện cơ giới hóa trong khâu làm đất sản xuất nông nghiệp đạt gần 100%, gieo cấy đạt 25%, thu hoạch đạt trên 80%. Việc đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả thiết thực trong thực hiện đúng lịch thời vụ, giải phóng sức lao động cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất.

Là hộ nhiều năm áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào quá trình sản xuất lúa, từ làm đất, gieo cấy đến thu hoạch, vận chuyển, ông Trần Văn Lĩnh, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) cho biết: Từ khi áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào quá trình sản xuất lúa, gia đình ông không còn nỗi lo thiếu lao động trong mùa vụ. Chỉ với 2 lao động chính, gia đình ông hiện đang làm tới 2,5 ha lúa. Việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào diện tích sản xuất tập trung giúp giảm khoảng 30% so với chi phí thuê nhân công, tiến độ sản xuất lại nhanh gấp 10 đến 15 lần, hiệu quả sản xuất được nâng lên đáng kể.

Cùng với huyện Vĩnh Lộc, những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh cũng chú trọng áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, tạo nên sự chuyển biến lớn trong sản xuất, góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng. Để tạo điều kiện cho người nông dân đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, UBND tỉnh và UBND các huyện đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích áp dụng cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất nông nghiệp, như: hỗ trợ một phần kinh phí cho các tổ chức, cá nhân đầu tư máy cấy và máy thu hoạch lúa, thu hoạch mía; nhiều chính sách hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai, xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, tạo điều kiện đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa và cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất...

Từ các cơ chế, chính sách hỗ trợ này, số lượng máy và tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng. Toàn tỉnh hiện có 1.422 máy kéo các loại, 160 máy cấy lúa, 600 máy gặt đập liên hợp, 12.500 máy tuốt và vò lúa, 7 máy thu hoạch mía. Theo đó, diện tích sản xuất nông nghiệp được áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất đạt 94,5%, gieo trồng đạt 13%, thu hoạch 70%, vận chuyển 95%. Trong chăn nuôi đã áp dụng 100% máy vắt sữa bò; lâm nghiệp từng bước cơ giới hóa khâu làm đất, khai hoang, chế biến lâm sản. Thủy sản đẩy mạnh cơ giới hóa trong nuôi tôm thâm canh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá: Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất đã góp phần làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi lên khoảng 10 - 15%, giảm chi phí sản xuất từ 0,7 đến 2,8 triệu đồng/ha/vụ, giảm tổn thất sau thu hoạch khoảng 5%, tăng thu nhập cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao giá trị sản xuất bình quân của toàn tỉnh.

Tiến Xuân


Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]