(Baothanhhoa.vn) - Phát huy vai trò tự quản của nhân dân trong việc bảo vệ môi trường (BVMT), các địa phương trong tỉnh đã triển khai xây dựng các mô hình khu dân cư, làng nghề tự quản BVMT và đã góp phần nâng cao nhận thức, thói quen của người dân trong việc BVMT.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả tổ tự quản bảo vệ môi trường ở các làng nghề

Phát huy vai trò tự quản của nhân dân trong việc bảo vệ môi trường (BVMT), các địa phương trong tỉnh đã triển khai xây dựng các mô hình khu dân cư, làng nghề tự quản BVMT và đã góp phần nâng cao nhận thức, thói quen của người dân trong việc BVMT.

Hiệu quả tổ tự quản bảo vệ môi trường ở các làng nghề

Chế biến hải sản tại xã Ngư Lộc (Hậu Lộc).

Trước đây, trong các thôn của xã Thiệu Đô (Thiệu Hóa) có nhiều hộ dân làm nghề dệt tơ, mộc dân dụng, chăn nuôi, nhưng chưa quan tâm đến môi trường nên xả chất thải, nước thải ra hệ thống rãnh thoát nước của thôn, gây ô nhiễm môi trường. Từ khi Hội Nông dân xã Thiệu Đô triển khai thực hiện mô hình tổ tự quản BVMT đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân về BVMT. Ông Hoàng Viết Hùng, Trưởng thôn 6, xã Thiệu Đô, cho biết: Toàn thôn thành lập 8 tổ tự quản BVMT, trung bình mỗi tổ có từ 20-25 hộ tham gia. Hàng tháng các tổ vận động bà con nhân dân, các gia đình làm nghề dệt tơ và các ngành nghề khác thực hiện tốt việc thu gom rác thải sinh hoạt cũng như trong sản xuất. Đồng thời, lồng ghép các nội dung tuyên truyền xây dựng khu dân cư tự quản BVMT trong các buổi họp thôn, xóm nhằm vận động người dân tích cực tham gia BVMT. Mỗi tuần, các thành viên trong tổ thực hiện 2 lần thu gom rác thải sinh hoạt cũng như sản xuất trong thôn về khu tập kết theo quy định của xã. Nhờ đó, không còn tình trạng vứt rác bừa bãi ra đường làng, ngõ xóm. Ngoài ra, hàng quý các tổ tự quản BVMT còn tổ chức dọn vệ sinh khu vực dọc đê sông Chu và kênh B9 qua địa bàn thôn.

Tại làng nghề chế biến hải sản xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) việc phát huy vai trò của tổ tự quản BVMT đã từng bước đẩy lùi ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Hiện toàn xã đã thành lập được 7 tổ tự quản BVMT, hàng ngày các tổ viên giám sát việc xả rác, chất thải trong dân cư, các cơ sở chế biến hải sản ra môi trường và việc thu gom rác thải trên địa bàn. Ông Nguyễn Hải Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc, cho biết: Hàng năm, các hộ làm nghề chế biến hải sản trong xã đã tiêu thụ bình quân khoảng 6.000 - 7.000 tấn nguyên liệu phục vụ sản xuất. Để nghề chế biến hải sản ở xã phát triển không gây ô nhiễm môi trường, UBND xã hướng dẫn tổ tự quản về BVMT làng nghề thực hiện niêm yết các quy định và theo dõi, đôn đốc việc giữ vệ sinh nơi công cộng. Tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện phương án BVMT làng nghề; tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho môi trường. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy định về BVMT của cơ sở sản xuất trong làng. Đồng thời, báo cáo UBND xã khi phát hiện dấu hiệu về ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường hoặc các hành vi vi phạm quy định pháp luật về BVMT trong làng nghề. Báo cáo tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo phân công.

Toàn tỉnh có 155 làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động trong các lĩnh vực, như: Chiếu cói Nga Sơn, đúc đồng Thiệu Hóa, nước mắm Ba Làng, bánh gai Tứ Trụ, chè lam Phủ Quảng, cơ khí Tiến Lộc, chế biến hải sản huyện Hậu Lộc và huyện Tĩnh Gia... Phần lớn các cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề được hướng dẫn thực hiện các thủ tục về môi trường, đầu tư các công trình xử lý chất thải... Nhiều làng nghề đã thành lập được tổ tự quản BVMT, rác thải đã được thu gom và hợp đồng với đơn vị có liên quan để xử lý. Ngoài ra, để BVMT, các làng nghề đánh bắt chế biến hải sản xã Ngư Lộc (Hậu Lộc), làng nghề đúc đồng xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa), chế biến hải sản, xã Hải Thanh (Tĩnh Gia) được cấp kinh phí xây dựng hệ thống thoát nước thải từ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, với tổng kinh phí là 7,2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã hỗ trợ xây dựng đường giao thông, hệ thống thoát nước và trạm xử lý nước thải cho làng nghề cơ khí xã Tiến Lộc (Hậu Lộc) với tổng kinh phí là 8,366 tỷ đồng.

Việc xây dựng mô hình tổ tự quản BVMT đã góp phần từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, của cộng đồng trong việc tham gia BVMT tại các làng nghề cũng như trong khu dân cư.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]