(Baothanhhoa.vn) - Hội Nông dân (HND) TP Sầm Sơn có gần 11.800 hội viên, sinh hoạt tại 11 hội xã, phường, trong đó hội viên lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm gần 51%, còn lại là các ngành nghề khác.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Cán bộ Hội Nông dân TP Sầm Sơn thăm cơ sở đóng bàn ghế của gia đình hội viên Nguyễn Văn Hân (phố Đồn Trại, phường Quảng Thọ).

Hội Nông dân (HND) TP Sầm Sơn có gần 11.800 hội viên, sinh hoạt tại 11 hội xã, phường, trong đó hội viên lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm gần 51%, còn lại là các ngành nghề khác.

Với đặc thù là địa phương có thế mạnh phát triển du lịch biển, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng ít, do vậy, để thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), làm giàu chính đáng, những năm qua các cấp hội đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị; đồng thời phát triển sản xuất, chế biến hải sản, kinh doanh dịch vụ du lịch, trồng rau an toàn... nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.

Để thúc đẩy phong trào nông dân thi đua SXKDG, hàng năm Thành hội đã phối hợp với các phòng, đơn vị chức năng tổ chức triển khai các chương trình phát triển kinh tế của thành phố như: Quy hoạch phát triển diện tích rau an toàn; chuyển đổi cây trồng cho năng suất cao; đánh bắt hải sản xa bờ; chế biến, kinh doanh hải sản; xây dựng thương hiệu đặc sản hải sản, nước mắm Sầm Sơn; phát triển chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP; mô hình nuôi cá lóc trên bể xi-măng; mô hình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ... Đồng thời tổ chức phát động thi đua và vận động cán bộ, hội viên đăng ký thi đua phấn đấu trở thành đơn vị có phong trào SXKDG và hộ gia đình SXKDG các cấp. Cùng với đó, Thành hội chỉ đạo mỗi HND xã, phường lựa chọn xây dựng và nhân rộng mô hình điển hình và đến nay đã xây dựng được một số mô hình hiệu quả như: Chế biến kinh doanh hải sản; nuôi cá lóc trên bể xi-măng; tổ đội đánh bắt xa bờ và phục vụ hậu cần nghề cá; kinh doanh dịch vụ du lịch; chế biến nước mắm gia truyền...

Cùng với những việc làm trên, Thành hội còn phối hợp với các phòng, đơn vị liên quan của thành phố, các xã, phường tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật; dạy nghề, truyền nghề và đi tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm về các mô hình làm ăn hiệu quả tại các địa phương trong và ngoài tỉnh. Do vậy, từ năm 2016 đến nay đã có gần 21.000 lượt cán bộ, hội viên được tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật và dạy nghề; tổ chức được 17 lớp bồi dưỡng về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Ngoài ra, để giúp bà con nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, Thành hội đã ký kết với một số doanh nghiệp chuyên sản xuất phân bón và đã cung ứng được trên 1.000 tấn phân bón theo hình thức chậm trả; tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sử dụng phân bón cho cán bộ hội và các hộ sản xuất nông nghiệp. Đồng thời phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố tạo điều kiện để hội viên vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Đến tháng 9-2019 đã có gần 2.600 lượt hộ nông dân được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh với tổng dư nợ trên 74 tỷ đồng. Ngoài ra, các cấp hội còn vận động hội viên đóng góp xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân và đến nay đã xây dựng được trên 1,2 tỷ đồng tiền quỹ. Nguồn vốn vay ngân hàng và quỹ hỗ trợ nông dân đã được các hộ sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, nhiều hộ đã thoát nghèo, trở thành hộ khá.

Theo ông Phạm Gia Ất, Chủ tịch HND TP Sầm Sơn, với việc triển khai và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả phong trào nông dân thi đua SXKDG đã góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương. Hàng năm số lượng các hộ đạt danh hiệu SXKDG các cấp luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và tăng trên 3%/năm, trong đó năm 2018 có trên 100 hộ thu nhập đạt trên 500 triệu đồng/năm trở lên. Đến nay, toàn thành phố có trên 8.000 hộ gia đình đạt danh hiệu SXKDG các cấp, trong đó có trên 100 hộ đạt hộ gia đình SXKDG cấp Trung ương và cấp tỉnh. Đặc biệt, qua thực hiện phong trào nông dân thi đua SXKDG, hàng năm đã tạo việc làm thường xuyên cho trên 1.000 lao động và gần 2.500 lao động thời vụ. Trong đó, tiêu biểu như hộ gia đình các ông: Viên Đình Quyền (phường Quảng Cư); Phạm Văn Đông (phường Quảng Tiến); Lê Văn Bình (phường Trung Sơn), với nghề đánh bắt xa bờ và hậu cần nghề cá, hàng năm giải quyết việc làm thường xuyên cho từ 20-30 lao động và 70 lao động thời vụ, với lương bình quân từ 7-8 triệu đồng/người/tháng; thu nhập bình quân của gia đình sau khi trừ chi phí đạt từ 300 – 500 triệu đồng/năm... Không dừng lại ở mô hình hộ kinh doanh cá thể, nhiều hộ gia đình đã chuyển sang mô hình doanh nghiệp, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với mức thu nhập ổn định.

Lê Sơn


Lê Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]