(Baothanhhoa.vn) - Nhằm xây dựng mô hình nuôi lợn ngoại an toàn và chuyển giao công nghệ giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo, Trạm Khuyến nông Cẩm Thủy (nay là Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Cẩm Thủy) đã triển khai có hiệu quả dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi lợn ngoại khép kín an toàn sinh học (ATSH) tại huyện miền núi Cẩm Thủy, Thanh Hóa (giai đoạn 2017-2019)”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn ngoại khép kín an toàn sinh học tại huyện Cẩm Thủy

Hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn ngoại khép kín an toàn sinh học tại huyện Cẩm Thủy

Mô hình nuôi lợn ngoại khép kín an toàn sinh học tại xã Cẩm Tâm.

Nhằm xây dựng mô hình nuôi lợn ngoại an toàn và chuyển giao công nghệ giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo, Trạm Khuyến nông Cẩm Thủy (nay là Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Cẩm Thủy) đã triển khai có hiệu quả dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi lợn ngoại khép kín an toàn sinh học (ATSH) tại huyện miền núi Cẩm Thủy, Thanh Hóa (giai đoạn 2017-2019)”.

Theo số liệu thống kê, hiện trên địa bàn toàn huyện có 36 trang trại đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí, tuy nhiên, hầu hết các trang trại, gia trại đều sử dụng 100% thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Mặc dù hiệu quả kinh tế cao nhưng môi trường dễ bị ô nhiễm do chưa có cách xử lý các chất thải trong chăn nuôi triệt để. Đặc biệt, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang còn bất cập, tình trạng lợn nhiễm chất cấm, tồn đọng kháng sinh vẫn xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Từ thực tế đó, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đã triển khai dự án trên tại xã Cẩm Tâm với mong muốn giúp các trang trại sản xuất các con giống chất lượng, phù hợp với điều kiện tự nhiên khu vực miền núi, cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, bởi chế phẩm vi sinh được đóng gói dễ vận chuyển, bảo quản được lâu, giá cả hợp lý, thuận lợi cho người chăn nuôi lợn.

Để dự án phát huy hiệu quả, ban quản lý đã chọn 4 ha đất nông nghiệp của người dân tại xã Cẩm Tâm để xây dựng trang trại chăn nuôi lợn rộng 800m2. Sau đó, chia làm 2 khu bao gồm 1 khu chuồng lợn nái sinh sản rộng 110m2 với 10 ô chuồng được xây và 1 khu nuôi lợn thương phẩm rộng 120m2 với 12 ô chuồng. Số lợn ban đầu được cấp là 10 con lợn nái nhân giống, rồi lấy lợn con nuôi lớn thành lợn thịt. Để có nguồn nhiên liệu làm thức ăn cho lợn, cán bộ dự án đã sử dụng 2 ha đất đồi làm nơi trồng đậu tương, ngô, sau đó sử dụng công nghệ men vi sinh NN1 chế biến nguyên liệu thành các chất dễ hấp thụ không qua nấu chín làm thức ăn cho lợn, tiết kiệm được 20% khối lượng thức ăn so với không sử dụng chế phẩm. Để đảm bảo vệ sinh môi trường, ban quản lý dự án đã lắp đặt hệ thống phun mưa, quạt thông gió chuồng và hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi bằng rảnh kín, xây dựng hầm phân biogas hiện đại để xử lý làm phân bón cho các ruộng rau trong xã. Hiện đã có 50 hộ trong vùng triển khai dự án nắm vững kỹ thuật, xây dựng được mô hình chăn nuôi và chủ động được phương pháp chế biến thức ăn chăn nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương với tổng đàn lợn đến hết năm 2019 là 1.500 con. So với lợn nuôi bình thường tỷ lệ thịt đạt cao hơn, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thú y. Anh Trần Thanh An, ở thôn Ao, xã Cẩm Tâm, cho biết gia đình anh được dự án chọn đất thực hiện mô hình chăn nuôi lợn ngoại khép kín ATSH với tổng diện tích 4 ha. Anh thuê 4 nhân công để trồng 2 ha các loại cây làm thức ăn cho lợn, đến nay đã trồng được 1 vụ ngô, 1 vụ đậu tương. Anh đang phối hợp với cán bộ dự án, thực hiện công nghệ NN1 để ủ các loại cây trên lên men làm thức ăn cho lợn. Dự kiến, kết thúc dự án gia đình anh sẽ được thụ hưởng sản phẩm là những con lợn đảm bảo nguồn gốc và công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi lợn an toàn.

Theo ông Bùi Kim Trọng, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Cẩm Thủy: Chăn nuôi theo hướng ATSH là phương thức chăn nuôi bao gồm hệ thống biện pháp tổ chức quản lý và kỹ thuật chăn nuôi thú y bảo đảm cho vật nuôi phát triển bình thường. Đồng thời, cách ly được với các vi khuẩn, virus và các tác nhân sinh vật gây bệnh khác để có sản phẩm con giống, nguồn thực phẩm sạch bệnh. Việc chăn nuôi theo hướng ATSH đã đem đến cho người chăn nuôi nhiều lợi ích rõ rệt, cũng gắn với nhu cầu tiêu thụ trên thị trường, tiệm cận với phương pháp, quy trình chăn nuôi tiên tiến của thế giới. Để người dân nắm vững quy trình chăn nuôi theo hướng ATSH Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện thường xuyên tổ chức tập huấn, đặc biệt là áp dụng yêu cầu đối với những cơ sở chăn nuôi ATSH cũng như các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi ATSH. Thực tế trong thời gian triển khai, với việc áp dụng những yêu cầu về chăn nuôi ATSH đã làm tỷ lệ dịch bệnh giảm nhiều. Thông qua chăn nuôi ATSH, người chăn nuôi đã có những biện pháp xử lý chuồng trại, thú y, thức ăn, vệ sinh môi trường cũng như xử lý sau chăn nuôi được triển khai đồng bộ. Ngoài ra, các cơ sở áp dụng tất cả những biện pháp từ cách ly, khử trùng, những biện pháp được áp dụng trong chăn nuôi ATSH làm cho môi trường chăn nuôi ở từng cơ sở được sạch sẽ, giúp người nuôi có thói quen thực hiện tốt những điều kiện về vệ sinh chăn nuôi, yêu cầu vệ sinh ATSH trong chăn nuôi.

Với phương pháp chăn nuôi theo hệ thống khép kín, ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào quá trình chăn nuôi, nên việc phát triển chăn nuôi theo hướng ATSH được xác định là giải pháp phát triển bền vững ngành chăn nuôi. Do vậy, ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương cần tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi tích cực học tập, phát triển sản xuất theo phương thức này.

Trường Giang


Trường Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]