(Baothanhhoa.vn) - Đến thăm khu trang trại tổng hợp xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, được ngắm nhìn cánh đồng hoa huệ trắng bát ngát, ngào ngạt hương thơm, phía dưới là những ao cá đã được đắp bờ kiên cố, ít ai nghĩ rằng nhiều năm trước, nơi đây từng là cánh đồng bị bỏ hoang, hoặc nếu có sản xuất thì chỉ trồng được một vụ lúa không ăn chắc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả kinh tế trong việc thực hiện chuyển đổi sản xuất ở vùng đất trũng thấp

Đến thăm khu trang trại tổng hợp xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, được ngắm nhìn cánh đồng hoa huệ trắng bát ngát, ngào ngạt hương thơm, phía dưới là những ao cá đã được đắp bờ kiên cố, ít ai nghĩ rằng nhiều năm trước, nơi đây từng là cánh đồng bị bỏ hoang, hoặc nếu có sản xuất thì chỉ trồng được một vụ lúa không ăn chắc.

Vùng trũng thấp được chuyển sang nuôi trồng thủy sản và trồng cỏ chăn nuôi tại xã Hà Sơn (Hà Trung).

Bởi trước kia nơi đây thường xuyên xảy ra ngập úng. Qua câu chuyện kể của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Hà Sơn, chúng tôi được biết, vóc dáng của khu trang trại tổng hợp của xã bắt đầu được hình thành từ năm 2012, khi đảng ủy, UBND xã bắt đầu thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Theo đó, diện tích sản xuất nông nghiệp thuộc khu vực trũng thấp của xã trước chỉ trồng được 1 vụ lúa bắt đầu được thay thế bằng những ao cá, chuồng nuôi, rồi dần được phủ bằng sắc màu rực rỡ những cây hoa huệ, hoa cúc, hoa lay ơn. Ban đầu, diện tích được chuyển đổi chỉ có hơn 2 ha, do những cán bộ, đảng viên gương mẫu của xã đi đầu thực hiện. Nhờ tìm được cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện canh tác, nên diện tích sau khi chuyển đổi sang trồng các loại hoa thay thế cho lúa cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, nên diện tích chuyển đổi được mở rộng nhanh chóng. Vào thời điểm năm 2014, 2015, khu vực trũng thấp như trở thành công trường, khi mà nhà nhà, người người xây dựng trang trại, đào ao, đắp bờ thành trồng cây và hoa. Đến nay, diện tích sản xuất nông nghiệp thuộc khu vực trũng thấp trồng lúa của xã được chuyển đổi sang trồng hoa, nuôi cá kết hợp với chăn nuôi đã đạt 53 ha.

Đánh giá về hiệu quả kinh tế sau chuyển đổi của khu vực sản xuất nông nghiệp trũng thấp, ông Hoàng Đình Dưỡng, Chủ tịch UBND xã Hà Sơn, cho biết: Xã có khoảng 120 ha đất sản xuất nông nghiệp thuộc khu vực trũng thấp, chiếm 1/3 diện tích sản xuất nông nghiệp của toàn xã. Những diện tích do thường xuyên bị ngập úng, nên bà con nông dân trong xã chỉ trồng 1 vụ lúa chính và để lại gốc rạ để thu hoạch lúa chét vào vụ sau, nên hiệu quả kinh tế đạt thấp. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho khu vực trũng thấp, qua đó nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, trên cơ sở phân tích, tìm hiểu nhu cầu của thị trường và điều kiện canh tác, xã đã vận động các hộ dân có điều kiện, tiềm lực về kinh tế chuyển đổi sang xây dựng trang trại tổng hợp, còn những hộ không có điều kiện kinh tế thì chuyển đổi sang trồng hoa. Sau khi chuyển đổi, đối với diện tích phát triển kinh tế trang trại, cho thu nhập bình quân từ 150 đến 200 triệu đồng/1 trang trại/năm; diện tích trồng hoa thì thu nhập từ 80 đến 120 triệu đồng/ha/năm – mức thu nhập mà trước đây các hộ dân không hề dám mơ tới. Sự chuyển biến trong phát triển kinh tế của vùng trũng thấp đã chứng minh thực hiện chuyển đổi hình thức sản xuất, cơ cấu cây trồng là hướng đi đúng đắn. Vì vậy, xã sẽ vận động, khuyến khích, tạo điều kiện để các hộ dân tiếp tục thực hiện chuyển đổi, phát triển sản xuất. Phấn đấu đến năm 2020, 100% diện tích nằm trong khu vực trũng thấp của xã sẽ được chuyển đổi sang trồng hoa, nuôi trồng thủy sản kết hợp với phát triển kinh tế trang trại.

Cũng có diện tích sản xuất nông nghiệp thuộc khu vực trũng thấp lớn, nhưng thay vì thực hiện chuyển đổi dần dần như một số địa phương khác trong tỉnh, thì tại cánh đồng Xốn, xã Thọ Trường; đồng Ngâu, xã Nam Giang (Thọ Xuân) lại cùng lúc thực hiện chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng 1 vụ lúa kém hiệu quả kinh tế sang xây dựng những khu trang trại chăn nuôi tổng hợp tập trung, quy mô lớn, với cơ sở hạ tầng được xây dựng kiên cố, đồng bộ bảo đảm phục vụ chăn nuôi theo quy trình khép kín và thực hiện sản xuất các loại cây rau màu hàng hóa theo quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao. Ông Lê Thọ Cường, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thọ Xuân, cho biết: Sở dĩ, UBND huyện Thọ Xuân thực hiện được công tác chuyển đổi toàn diện, đồng bộ cho những cánh đồng thuộc khu vực trũng thấp nói trên là bởi trước khi thực hiện chuyển đổi UBND các xã đã thực hiện thành công việc dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất, tạo thuận lợi về quỹ đất để thu hút các hộ có điều kiện đăng ký đấu thầu để thực hiện xây dựng, phát triển kinh tế trang trại, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất. Theo đánh giá ban đầu, do cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ, nên hiệu quả kinh tế sau chuyển đổi của khu vực sản xuất nông nghiệp trũng thấp nói trên đã được nâng lên rõ rệt, với mức thu nhập của mỗi trang trại đạt từ 250 đến 300 triệu đồng/năm.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh có khoảng 8.700 ha đất sản xuất nông nghiệp thuộc khu vực trũng thấp. Hầu hết những diện tích này chỉ sản xuất được 1 vụ lúa, nhưng cũng không ăn chắc, nên hiệu quả kinh tế thấp. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả kinh tế cho diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả kinh tế này, những năm qua, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đã thực hiện chuyển đổi sang phát triển kinh tế trang trại tổng hợp, nuôi trồng thủy sản, hoặc kết hợp trồng lúa với nuôi thủy sản. Điều này đã tạo chuyển biến không nhỏ về hiệu quả kinh tế đối với những diện tích sản xuất nông nghiệp trũng thấp, khi mà sau khi chuyển đổi, thu nhập bình quân của 1 ha đạt từ 80 đến 100 triệu đồng/năm, cao gấp 3 đến 4 lần so với trước đây. Ông Nguyễn Viết Thái, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Sự chuyển biến về hiệu quả kinh tế đã chứng minh việc thực hiện chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp thuộc vùng trũng thấp đang là đúng đắn. Để diện tích được chuyển đổi bảo đảm được sự phát triển bền vững và theo đúng chủ trương, định hướng của tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang hướng dẫn các địa phương lựa chọn đối tượng chuyển đổi phù hợp với điều kiện của từng vùng, nhu cầu của thị trường. Đối với diện tích đất thuộc vùng trũng thấp, được sử dụng chuyên trồng lúa chuyển sang nuôi trồng thủy sản, do đây thuộc hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phương thức này thay đổi hoàn toàn kết cấu, hiện trạng đồng ruộng, vì vậy đối tượng thực hiện tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp và các chủ hộ có điều kiện kinh tế, nhân lực, kỹ thuật tốt, phải xây dựng dự án phù hợp với định hướng, kế hoạch sử dụng đất và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Đối với diện tích chuyển đổi sang trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản cần phải tích tụ đất để bảo đảm diện tích đủ lớn, các chủ hộ đầu tư phải có điều kiện kinh tế, khi cải tạo đồng ruộng chỉ sử dụng 20% diện tích đất mặt ruộng để đào ao, đắp bờ, không làm thay đổi lớn kết cấu, hiện trạng mặt ruộng.


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]