(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956), dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, công tác đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT) của TP Sầm Sơn đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ với các phế phẩm từ biển đã và đang tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956), dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, công tác đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT) của TP Sầm Sơn đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Sau 10 năm thực hiện Đề án 1956, toàn thành phố đã có gần 1.500 LĐNT được ĐTN, trong đó nghề phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 70%). Tỷ lệ lao động sau khi ĐTN có việc làm giai đoạn này đạt 100%, nâng tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo trên địa bàn thành phố đạt khoảng 75% (năm 2019), qua đó góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu LĐNT, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.

Có được kết quả trên là do UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo các phòng, đơn vị chức năng và địa phương có các giải pháp thúc đẩy đa dạng hóa các loại hình dạy nghề gắn với doanh nghiệp, chế biến hải sản, dịch vụ du lịch... nhằm khai thác hiệu quả nguồn nhân lực tại chỗ, tạo sự gắn kết của người nông dân với quê hương, qua đó huy động tối đa nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Đồng thời tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn để xây dựng kế hoạch, danh mục nghề đào tạo. Theo đó, dự báo nhu cầu học nghề cho LĐNT giai đoạn 2010-2020 là khoảng 8.000 người, trong đó dự báo nhu cầu dạy nghề cho LĐNT giai đoạn 2016 - 2020 tại các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn khoảng 2.200 người.

Về cơ sở vật chất, trên cơ sở nguồn kinh phí được phân bổ từ Đề án 1956, thành phố đã tập trung đầu tư, mua sắm trang thiết bị dạy nghề tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên. Theo đó, tổng số kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2010-2015 là 1 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị như máy may, máy hàn, máy khoan... Giai đoạn 2016-2020, thành phố đề nghị UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ nguồn kinh phí để xây dựng mới khu nhà lớp học và phòng thực hành của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên với nguồn kinh phí 3 tỷ đồng. Ngoài ra, do cơ sở vật chất phục vụ cho công tác ĐTN chưa bảo đảm, nên thành phố đã liên kết với Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa tổ chức ĐTN cho LĐNT. Trong quá trình thực hiện Đề án 1956, UBND thành phố đã chỉ đạo thành lập 19 đoàn thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác ĐTN cho LĐNT ở tất cả các địa phương có lớp học nghề. Qua kiểm tra, giám sát cho thấy các cấp ủy đảng, chính quyền luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác ĐTN cho LĐNT, đồng thời sử dụng nguồn kinh phí của Nhà nước hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng.

Theo đánh giá của UBND TP Sầm Sơn, qua 10 năm thực hiện Đề án 1956, LĐNT sau khi được ĐTN đã áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, ngành nghề được đào tạo vào quá trình sản xuất, nuôi trồng, chế biến thủy sản; đồng thời có định hướng phát triển nghề nghiệp, sản xuất theo hướng bền vững, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế gia đình. Trong đó, đối với nghề nông nghiệp, như chăn nuôi lợn, trồng nấm, trồng rau sạch... thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể, ước đạt 40 triệu đồng/năm. Đối với nghề phi nông nghiệp, thu nhập bình quân đạt từ 58,5-70 triệu đồng/người/năm. Đối với nghề công nghiệp (cơ khí, gò hàn, điện, thuyền trưởng hạng 4, 5, máy trưởng hạng 4) người lao động được các chủ phương tiện nhận vào làm việc, tự tạo việc làm, mở doanh nghiệp, trong đó có những lao động từ hộ gia đình có mức sống trung bình trở thành hộ có mức sống khá tại địa phương. Ngoài ra, nhiều lao động còn thành lập được doanh nghiệp, tổ hợp sản xuất... không những giải quyết việc làm cho bản thân, gia đình mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác ĐTN cho LĐNT, thời gian tới, TP Sầm Sơn tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; tổ chức đánh giá hiệu quả những chương trình đào tạo đã ban hành, từ đó xây dựng kế hoạch ĐTN sát với nhu cầu thị trường lao động; phối hợp với các cơ sở dạy nghề, các công ty, doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động đánh giá hiệu quả của chương trình ĐTN; tăng cường cơ sở vật chất, trang bị máy móc, thiết bị, phương tiện phục vụ cho giảng dạy, học tập. Ngoài ra, UBND thành phố chỉ đạo các phòng, đơn vị liên quan và địa phương rà soát nhu cầu học nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp theo hướng gắn với đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của địa phương và quy hoạch xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu phù hợp với yêu cầu sản xuất; đẩy mạnh hỗ trợ LĐNT khi học nghề; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác ĐTN.

Lê Duy


Lê Duy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]