(Baothanhhoa.vn) - Nhằm tận dụng lợi thế đất đai và thị trường tiêu thụ, trong những năm qua người dân các xã vùng ven, ngoại thành TP Thanh Hóa đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở TP Thanh Hóa

Nhằm tận dụng lợi thế đất đai và thị trường tiêu thụ, trong những năm qua người dân các xã vùng ven, ngoại thành TP Thanh Hóa đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiệu quả công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở TP Thanh Hóa

Phường Đông Cương, một trong những địa phương thực hiện chuyển đổi đất lúa sang trồng hoa, mang lại thu nhập cao.

TP Thanh Hóa hiện có 28/37 phường, xã có sản xuất nông nghiệp, với tổng diện tích khoảng 7.072 ha. Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh khiến đất sản xuất nông nghiệp của thành phố giảm mạnh. Xác định sản xuất nông nghiệp có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, TP Thanh Hóa đã xây dựng “Đề án quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng TP Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng năm 2030”. Trên tinh thần của đề án, thành phố chỉ đạo các địa phương khuyến khích, hướng dẫn người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa những loại cây trồng mới hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Đồng thời, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp. Năm 2018, các địa phương trên địa bàn thành phố đã thực hiện chuyển đổi được 350 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, rau màu, hoa, cây cảnh và phát triển mô hình cá - lúa kết hợp. Thực tế sản xuất cho thấy, các mô hình chuyển đổi đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 2 đến 2,5 lần trở lên so với canh tác những loại cây trồng truyền thống. Đáng nói hơn, ở các phường, xã như: Đông Cương, Đông Lĩnh, Quảng Đông, Đông Vinh, Thiệu Dương, Hoằng Đại đã hình thành những vùng lúa thâm canh chất lượng cao, rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao,... góp phần đưa giá trị kinh tế đạt gần 200 triệu đồng/ha đất sản xuất.

Đến xã Quảng Phú những ngày giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, trên những cánh đồng phủ kín màu xanh của rau màu, hoa, cây cảnh như minh chứng cho sự cần cù, năng động và tư duy dám nghĩ, dám làm của người dân địa phương. Toàn xã có 204 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có khoảng 90% đất trồng lúa. Nhằm nâng cao thu nhập, người dân địa phương đã chủ động tìm kiếm, lựa chọn những loại cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương và thị trường tiêu thụ để đưa vào sản xuất. Năm 2018, người dân trong xã đã chuyển đổi được 23 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, rau màu hàng hóa, nuôi trồng thủy sản. Ông Nguyễn Văn Bốn, chủ tịch hội nông dân xã, cho biết: “Chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng được người dân trong xã nhiệt tình hưởng ứng và sáng tạo trong quá trình thực hiện nên mang lại hiệu quả khả quan. Tiêu biểu như các mô hình: Trồng rau an toàn tại thôn 6, ước đạt 120 -150 triệu đồng/ha/năm; trồng hoa cúc tại thôn 3 cho thu nhập khoảng 160 triệu đồng/ha/năm, nuôi trồng thủy sản tại thôn 2 cho thu nhập bình quân khoảng 300 triệu đồng/ha. Từ hiệu quả sản xuất, người dân địa phương đã chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng tới xây dựng sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm, có giá trị kinh tế cao hơn”.

Tương tự ở phường Đông Cương, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng được nhân dân đồng tình cao. Toàn phường đã có gần 200 hộ quy hoạch lại diện tích, chuyển đổi các loại cây, con có giá trị kinh tế cao, phù hợp với sức đầu tư về lao động, nguồn vốn để đưa vào sản xuất, từng bước hình thành vùng sản xuất chuyên canh 174 ha trồng cây ăn quả, rau màu, hoa, cây cảnh. Nhờ vậy, đã góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động tại địa phương. Việc chuyển đổi diện tích đất lúa sang trồng hoa, cây ăn quả, rau màu tập trung đã mang lại thu nhập từ 200 - 500 triệu đồng/hộ/năm.

Trong định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2025, thành phố tập trung phát triển nông nghiệp sinh thái với các sản phẩm chủ lực là rau an toàn trồng bằng phương pháp khay, thủy canh, hoa, cây cảnh ở 9 phường vùng nội thành. Đối với 28 phường, xã vùng ven và ngoại ô thành phố được ưu tiên phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung theo hướng ứng dụng công nghệ cao, với các sản phẩm chủ yếu như: Lúa thâm canh chất lượng cao, cây ăn quả, rau an toàn, hoa, cây cảnh kết hợp với tham quan, du lịch sinh thái cuối tuần của dân cư đô thị.

Bài và ảnh: Hòa Bình



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]