(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, ruồi lính đen trở thành vật nuôi phổ biến, mang lại hiệu quả trong xử lý chất thải nông nghiệp để tạo ra nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi và phân hữu cơ bón cho cây trồng. Sau khi tìm hiểu, tham khảo nhiều mô hình nuôi ruồi lính đen ở các tỉnh, thành phía Nam, ông Nguyễn Mạnh Hùng, thị trấn Còng (Tĩnh Gia) đã du nhập và nuôi thành công loài sinh vật này, mang lại hiệu quả kinh tế cao và từng bước được nhân rộng tại nhiều địa phương trong tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả bước đầu từ mô hình nuôi ruồi lính đen

Những năm gần đây, ruồi lính đen trở thành vật nuôi phổ biến, mang lại hiệu quả trong xử lý chất thải nông nghiệp để tạo ra nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi và phân hữu cơ bón cho cây trồng. Sau khi tìm hiểu, tham khảo nhiều mô hình nuôi ruồi lính đen ở các tỉnh, thành phía Nam, ông Nguyễn Mạnh Hùng, thị trấn Còng (Tĩnh Gia) đã du nhập và nuôi thành công loài sinh vật này, mang lại hiệu quả kinh tế cao và từng bước được nhân rộng tại nhiều địa phương trong tỉnh.

Hiệu quả bước đầu từ mô hình nuôi ruồi lính đen

Ông Nguyễn Mạnh Hùng chăm sóc, tạo độ ẩm cho khu nuôi ruồi lính đen của gia đình.

Tận dụng diện tích chuồng trại chăn nuôi cũ, với diện tích khoảng 100m2, ông Nguyễn Mạnh Hùng đã cải tạo thành diện tích nuôi ruồi lính đen. Sau nhiều tháng trăn trở, hiện nay, diện tích nuôi ruồi lính đen của gia đình đã sản xuất một khối lượng ấu trùng, trứng ruồi lớn cung cấp cho thị trường làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và phục vụ nhân cấy, tái đàn, mang lại thu nhập cao. Theo chia sẻ của ông Hùng: Để nhân cấy được đàn ruồi quy mô và hiệu quả kinh tế cao như hiện nay thật không dễ dàng. Bởi, trước đó, ông đã từng thất bại khi nhập trứng ruồi từ In-đô-nê-xi-a về. Do không phù hợp với khí hậu nuôi nên thất bại. Đến cuối năm 2018, sau nhiều ngày đi tham quan, tìm hiểu mô hình ruồi tại tỉnh An Giang, ông Hùng đã quyết định đầu tư gần 40 triệu đồng để phát triển mô hình nuôi ruồi lính đen. Nhờ sự cần cù, ham học hỏi, bước đầu mô hình đã thành công và mang lại kết quả khả quan.

Ruồi lính đen là loài sinh vật không gây hại, không mang mầm bệnh truyền nhiễm. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại rau, củ, quả hư hỏng, thức ăn thừa, rác thải sinh hoạt... Vòng đời ruồi lính đen kéo dài khoảng 40 ngày và chia thành 5 giai đoạn: Trứng, ấu trùng, tiền nhộng, nhộng và ruồi trưởng thành. Con trưởng thành sống khoảng 3-5 ngày, không ăn uống, sống dưới bóng cây. Ấu trùng ruồi lính đen trước giai đoạn hóa nhộng có thành phần dinh dưỡng cao, gồm: 43 - 51% protein, 15-18% chất béo, 2,8% - 6,2% canxi, 1-1,2% phôt pho, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, như lợn, gà, vịt... Đồng thời, là thức ăn sống tốt nhất để nuôi các loại thủy sản, như: Tôm, cua, cá, lươn, ếch. Ngoài ra, ấu trùng ruồi có thể cô đặc, sấy khô phối trộn với các chất dinh dưỡng khác làm thức ăn thay thế hoàn toàn bột cá trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Theo chân ông Đỗ Mạnh Hùng, chúng tôi vào thăm khu nuôi, nhân giống và tái đàn ruồi lính đen. Cơ sở vật chất để phát triển loài sinh vật này không quá cầu kỳ, gồm: Bể xi măng nuôi ấu trùng, các khay nhựa đựng kén, nhiều bó thanh gỗ cho ruồi đẻ trứng và những lồng lưới rộng chừng 5m2 để phục vụ tái đàn. Theo ông Hùng, việc đầu tư nuôi ruồi lính đen không đòi hỏi về cơ sở vật chất, chủ yếu là chú trọng phần giữ độ ẩm khi nuôi. Với khoảng gần 20 lồng nuôi ruồi lính đen, gia đình ông Hùng thu hoạch 1,5-2 kg trứng ruồi/tháng và cung cấp cho thị trường một lượng lớn ấu trùng, phân bón... mang lại thu nhập từ 35 - 50 triệu đồng/tháng.

Thông qua Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh, Chi hội Làm vườn và Trang trại các huyện Yên Định, Bá Thước, Hoằng Hóa, Quảng Xương... đã đến tham quan, học tập để triển khai nuôi ruồi lính đen. Ông Hoàng Khắc Hải, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh, cho biết: Tỉnh ta có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, nếu áp dụng tốt mô hình nuôi ruồi lính đen sẽ tạo ra thức ăn dinh dưỡng cho chăn nuôi và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Không chỉ hiệu quả trong chăn nuôi, mô hình nuôi ruồi lính đen còn là một trong những biện pháp xử lý nguồn chất thải từ các nghề chế biến nông, lâm sản... Hiện tại, mô hình nuôi ruồi lính đen đã được phát triển, nhân rộng tại nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là khu vực nông thôn, miền núi.

Bài và ảnh: thanh Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

1 bình luận

 lợi nguyễn - 23:20 04/10/19

 Trả lời

cho xin địa chỉ nhà bác đi

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]