(Baothanhhoa.vn) - Thông tin từ Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Thanh Hóa, TP Thanh Hóa là địa phương có số hộ dân sinh sống trong hành lang bảo vệ đê nhiều nhất tỉnh. Điều này không chỉ gây mất an toàn trong mùa mưa lũ, mà còn vi phạm các quy định của Luật Đê điều. Tuy nhiên, yêu cầu giải tỏa, di dời dân ở đây hiện tại không mấy khả thi bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có cả việc, chính các quy định không thực sự phù hợp với thực tiễn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hành lang bảo vệ đê tại TP Thanh Hóa: Khó di dời hàng trăm hộ dân

Thông tin từ Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Thanh Hóa, TP Thanh Hóa là địa phương có số hộ dân sinh sống trong hành lang bảo vệ đê nhiều nhất tỉnh. Điều này không chỉ gây mất an toàn trong mùa mưa lũ, mà còn vi phạm các quy định của Luật Đê điều. Tuy nhiên, yêu cầu giải tỏa, di dời dân ở đây hiện tại không mấy khả thi bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có cả việc, chính các quy định không thực sự phù hợp với thực tiễn.

Hành lang bảo vệ đê tại TP Thanh Hóa: Khó di dời hàng trăm hộ dân

Nhiều hộ dân làng Nguyệt Viên, xã Hoằng Quang (TP Thah Hóa) sinh sống phía ngoài đê tả sông Mã vi phạm hành lang thoát lũ nhưng rất khó giải tỏa.

Thống kê mới nhất từ Hạt Quản lý đê TP Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có 678 hộ dân với 2.520 nhân khẩu sinh sống trong hành lang bảo vệ đê điều. Toàn thành phố có 14 phường, xã có sông chạy qua thì có 10 đơn vị có trường hợp sinh sống ở vùng ngoại đê và các bãi bồi ven sông. Nhiều địa phương ven sông có cả trăm hộ dân ở ngoài đê, như: Hoằng Quang 139 hộ với 516 nhân khẩu; Nam Ngạn 168 hộ với 645 nhân khẩu, các đơn vị còn lại đều có hàng chục trường hợp. Đi dọc con đê tả sông Mã - đồng thời cũng là con đường giao thông chạy từ xã Hoằng Long đến xã Hoằng Quang với chiều dài gần chục km, có thể dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà, công trình nằm phía ngoài đê, ngay sát mép nước. Nhiều đoạn, không chỉ một vài gia đình mà cả một góc xóm tọa lạc phía ngoài đê. Nhiều đợt mưa lũ, nước sông dâng cao tràn vào tận nhà dân.

“Điểm nóng” của tình trạng này được ghi nhận ở nhiều địa điểm khác nhau tại hầu khắp các vùng ven sông trên địa bàn. Thôn 1 xã Hoằng Long có 32 hộ dân với 101 nhân khẩu sinh sống phía ngoài đê tả sông Mã. 4 thôn còn lại của xã này cũng có dân phân bổ phía ngoài đê sông (gồm: Thôn 2, 3, 4 và 5) với tổng số 39 hộ dân với 148 nhân khẩu. Tại phường Đông Hải, hiện có 99 hộ dân với 381 hộ dân sống ngoại đê hữu sông Mã, tập trung ở các khu phố: Xuân Minh, Sơn Vạn, Xuân Lộc, Ái Sơn 2. Tại các thôn: Nhữ Xá 1, Quan Nội 1, Quan Nội 5 của xã Hoằng Anh, có tới 48 hộ dân với 182 nhân khẩu vẫn phải sinh sống trong hành lang bảo vệ đê điều trên bờ hữu sông Lạch Trường.

Với phường Tào Xuyên, do có tới 2 dòng sông chạy qua địa bàn nên có 21 hộ dân với 80 hộ dân của các khu phố Phượng Đình 2 và Phượng Đình 3 vẫn phải sinh sống trong hành lang thoát lũ phía bờ hữu sông Lạch Trường. 6 khu phố khác của phường, gồm: Phượng Đình 1, Yên Vực 1, Yên Vực 2, Yên Vực 3, Nghĩa Sơn 2, Nghĩa Sơn 3 cũng có tổng số 42 hộ dân với 142 nhân khẩu sinh sống trong hành lang thoát lũ phía bờ tả sông Mã. Tương tự, tại xã Hoằng Lý cũng có 37 hộ dân với 118 nhân khẩu của các thôn 1, 2 và 7 đang sống vùng ngoại đê phía tả sông Mã và tả sông Lạch Trường. Phường Đông Hương chỉ có khu phố Tân Hà giáp sông Mã, nhưng có tới 40 hộ dân với 156 nhân khẩu tọa lạc phía ngoài đê hữu của dòng sông lớn nhất tỉnh này. Các xã Quảng Hưng và Quảng Phú cũng lần lượt có 7 và 6 hộ gia đình đang sinh sống ngoại đê hữu sông Mã. Trong tổng số 14 địa phương có sông của TP Thanh Hóa, hiện chỉ có 4 đơn vị là các xã: Hoằng Đại, Thiệu Khánh, Thiệu Dương và phường Hàm Rồng là không có trường hợp vi phạm công trình và nhà ở nào phía ngoài đê.

Nói về thực trạng trên, ông Lê Quang Thuần, Hạt trưởng Hạt Quản lý đê TP Thanh Hóa, cho biết: Những công trình được xây mới trong hành lang bảo vệ đê những năm gần đây rất ít, chủ yếu là những tồn tại từ trước năm 2013. Riêng trong năm 2018, cán bộ hạt liên tục đi kiểm tra địa bàn mình phụ trách, phát hiện có tình trạng vi phạm xây dựng mới là phối hợp với chính quyền địa phương cho dừng và tháo dỡ ngay. Kinh nghiệm cho thấy, nếu lơ là tuần tra, để dân xây thành công trình hoàn chỉnh, thành “chuyện đã rồi” thì vô cùng khó trong cưỡng chế giải tỏa.

Tuy nhiên, ông Thuần cho rằng, khó có thể giải quyết triệt để những tồn tại nói trên, bởi đa phần các gia đình sinh sống trong hành lang bảo vệ đê điều đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), có hộ là đất ông cha để lại, có nghĩa đã nhiều đời sống trên đất này. Nguyên nhân là Luật Đất đai đã có từ lâu, còn Luật Đê điều mới ra đời và có hiệu lực từ ngày 1 – 7 – 2007. Nếu chiếu theo Luật Đê điều hiện hành, trường hợp xây dưng công trình sinh sống ngoài đê, bãi bồi ven sông là vi phạm, cần phải giải tỏa, tuy nhiên những công trình và việc định cư của các hộ dân có từ trước khi có luật, khi đó họ vẫn được cấp “sổ đỏ” theo đúng Luật Đất đai. Sự không hợp lý trong quy định giữa 2 luật đã gây khó khăn cho quá trình giải quyết. Vấn đề hiện tại là chính quyền các cấp phải hỗ trợ tái định cư, nhưng số hộ “vi phạm” quá lớn dẫn đến số kinh phí khổng lồ chưa thể đáp ứng được nhu cầu thực tế. Mặt khác, TP Thanh Hóa với quỹ đất hạn chế, việc bố trí các mặt bằng tái định cư để di dời gặp nhiều khó khăn.

Linh Trường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]