(Baothanhhoa.vn) - Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, trên địa bàn tỉnh hiện có 14 sản phẩm được cấp chứng nhận bảo hộ (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận). Đây là lợi thế lớn đối với các chủ sở hữu, giúp sản phẩm vươn xa, chiếm lĩnh thị trường, song cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các cấp, ngành và địa phương trong vấn đề “tiếp sức” cho sản phẩm sau khi được cấp chứng nhận bảo hộ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giữ vững thương hiệu sản phẩm sau khi được cấp chứng nhận

Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, trên địa bàn tỉnh hiện có 14 sản phẩm được cấp chứng nhận bảo hộ (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận). Đây là lợi thế lớn đối với các chủ sở hữu, giúp sản phẩm vươn xa, chiếm lĩnh thị trường, song cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các cấp, ngành và địa phương trong vấn đề “tiếp sức” cho sản phẩm sau khi được cấp chứng nhận bảo hộ.

Giữ vững thương hiệu sản phẩm sau khi được cấp chứng nhận

Tham gia hội chợ thương mại, triển lãm trưng bày sản phẩm... là một trong những hoạt động nâng cao sức tiêu thụ cho sản phẩm. Trong ảnh: Gian trưng bày sản phẩm của UBND huyện Nga Sơn tại Hội nghị kết nối cung cầu các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản, thực phẩm an toàn tháng 7-2019.

Việc cấp chứng nhận bảo hộ được xem là tấm vé thông hành để các sản phẩm khẳng định thương hiệu, danh tiếng và mở ra cơ hội tiêu thụ thuận lợi. Một điển hình cho việc xây dựng thành công và hỗ trợ phát triển thương hiệu sau bảo hộ là chiếu cói Nga Sơn. Trước sự cạnh tranh của thị trường, một thời, sản phẩm chiếu cói Nga Sơn đã rơi vào khủng hoảng. Do đó, các cấp chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm “tiếp sức” cho cây cói và sản phẩm chiếu cói truyền thống. Từ năm 2013 đến nay, UBND tỉnh đã công nhận 20 làng nghề sản xuất chiếu cói trên địa bàn huyện Nga Sơn, các cấp chính quyền địa phương đã hỗ trợ để trình Cục Sở hữu trí tuệ công nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Nga Sơn” cho sản phẩm cói tại 4 xã Nga Tiến, Nga Tân, Nga Thanh, Nga Thủy... Tất cả những nỗ lực trên đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế của sản xuất, kinh doanh sản phẩm chiếu cói truyền thống và làm sống lại thương hiệu chiếu cói Nga Sơn một thời nức tiếng.

Đại diện UBND huyện Nga Sơn cho biết, việc đăng ký bảo hộ thành công cho sản phẩm chiếu cói Nga Sơn chính là “bàn đạp” để nâng cao giá trị kinh tế và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Người tiêu dùng không bị nhầm lẫn sản phẩm chiếu cói của địa phương với bất cứ một sản phẩm cùng loại nào trên thị trường. Hiện nay, sản phẩm của địa phương không chỉ có mặt tại tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước mà còn xuất khẩu. Giá trị kinh tế hằng năm từ sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm từ cói của địa phương đạt hàng chục triệu USD, thu nhập của người sản xuất tăng từ 2 đến 2,5 lần so với năm 2012.

Để đạt được sự phát triển ấn tượng của nghề sản xuất cói như hiện nay là sự vào cuộc quyết liệt của các ban, ngành liên quan của tỉnh và các cấp chính quyền địa phương. Được biết, để tiếp sức cho làng nghề phát triển trong xu thế hội nhập, trong những năm qua, huyện Nga Sơn đã đẩy mạnh công tác xây dựng các khu, cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề để giúp các hộ có mặt bằng mở rộng sản xuất. Đến nay, huyện đã xây dựng 3 cụm công nghiệp, làng nghề liên xã với tổng diện tích hơn 60 ha, thu hút các tổ chức, đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người lao động.

Khảo sát thực tế một số sản phẩm hàng hóa, như: Chè lam Phủ Quảng (Vĩnh Lộc), nước mắm Do Xuyên - Ba Làng (Tĩnh Gia), bánh gai Tứ Trụ (Thọ Xuân), tơ lụa Hồng Đô (Thiệu Hóa), nón lá Trường Giang (Nông Cống)... đều cho thấy, sau khi được đăng ký chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, xây dựng thương hiệu thì sức tiêu thụ, giá trị kinh tế từ sản xuất, kinh doanh sản phẩm đều tăng lên. Song, hầu hết các chủ sở hữu, cơ sở sản xuất các sản phẩm đều vướng ở khâu tiêu thụ, chưa có sản phẩm nào đạt được mức tăng trưởng đột phá, tiếp cận được với thị trường xuất khẩu. Nguyên nhân chính là do sản xuất của người dân còn manh mún, nhỏ lẻ; quy mô, chất lượng sản phẩm chưa cao. Sản phẩm thuộc các nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm mẫu mã còn hạn chế, chưa ứng dụng nhiều khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới hình thức, chất lượng. Sản phẩm tiêu thụ tại nhóm hàng thực phẩm thiếu công nghệ bảo quản lâu dài để có thể cung ứng tới các thị trường có khoảng cách lớn về địa lý. Các cá nhân, tổ chức trực tiếp sản xuất chưa quan tâm đến sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, số lượng các sản phẩm ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ chưa nhiều, năng suất và chất lượng chưa cao. Mặt khác, các sản phẩm được sản xuất theo hướng VietGAP chưa có nhãn mác và địa chỉ cơ sở sản xuất, người tiêu dùng chưa biết đến và yên tâm khi lựa chọn. Trong khi người tiêu dùng vẫn còn thói quen tiêu dùng ở chợ truyền thống, chưa thực sự quan tâm về nhãn mác hàng hóa, địa chỉ và tiêu chuẩn bảo đảm an toàn vệ sinh của sản phẩm. Ngoài ra, vấn đề tiêu thụ khó dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao một phần còn do năng lực, hiệu quả hoạt động của đơn vị sản xuất, chưa tạo được những chuỗi liên kết lớn trong tiêu thụ sản phẩm...

Để các sản phẩm sau khi được cấp chứng nhận bảo hộ, xây dựng thương hiệu phát huy hiệu quả, nâng cao giá trị kinh tế cần sự vào cuộc đồng bộ, tích cực hơn của địa phương, đơn vị, doanh nghiệp liên quan. Đại diện Chi cục Phát triển nông thôn, cho rằng: Một trong những vấn đề quan trọng là quan tâm rà soát, định hướng vùng sản xuất tập trung, chuyên canh sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Tích cực liên kết để tạo ra mạng lưới phân phối chặt chẽ, hiệu quả tại các siêu thị, trung tâm thương mại và xuất khẩu. Ngoài ra, sản phẩm phải được kiểm soát về chất lượng, truy xuất nguồn gốc; đồng thời, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức, liên kết sản xuất... Một yếu tố quan trọng khác là các chủ sở hữu, đơn vị tham gia sản xuất các mặt hàng được bảo hộ thương hiệu cần đa dạng các hình thức quảng bá thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội; giới thiệu, trưng bày tại hội chợ; xúc tiến thương mại.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]