(Baothanhhoa.vn) - Làng Nhồi, phường An Hoạch (TP Thanh Hóa), có nghề chế tác đá mỹ nghệ đã lưu truyền hàng trăm năm. Với sự sáng tạo, bàn tay tài hoa, cần mẫn, những nghệ nhân nơi đây đã “biến” những tảng đá vô tri, vô giác thành những tác phẩm có giá trị nghệ thuật và mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy trải qua nhiều thăng trầm nhưng người dân làng Nhồi vẫn đang nỗ lực gìn giữ làng nghề truyền thống này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Gìn giữ nghề chế tác đá mỹ nghệ

Làng Nhồi, phường An Hoạch (TP Thanh Hóa), có nghề chế tác đá mỹ nghệ đã lưu truyền hàng trăm năm. Với sự sáng tạo, bàn tay tài hoa, cần mẫn, những nghệ nhân nơi đây đã “biến” những tảng đá vô tri, vô giác thành những tác phẩm có giá trị nghệ thuật và mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy trải qua nhiều thăng trầm nhưng người dân làng Nhồi vẫn đang nỗ lực gìn giữ làng nghề truyền thống này.

Gìn giữ nghề chế tác đá mỹ nghệ

Xưởng chế tác đá mỹ nghệ gia đình anh Phạm Hồng Quang, phố Tây Sơn, phường An Hoạch (TP Thanh Hóa).

Được biết, nghề chạm khắc đá ở Nhồi có từ thời Nhà Lý. Nơi đây, quần thể núi Nhồi có chất đá quý hiếm, lại nằm ở vị trí đắc địa cộng với sự khéo léo, tài hoa của người thợ đã khiến nghề chế tác đá mỹ nghệ làng Nhồi trở nên nổi tiếng khắp cả nước. Sản phẩm của nơi đây không chỉ lưu dấu ấn ở các công trình văn hóa, lịch sử trong tỉnh như chùa Báo Ân, Khu Di tích lịch sử Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, mà còn có mặt ở Kinh thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám... Có những sản phẩm đơn giản để phục vụ đời sống hằng ngày, như: Cối giã, cối xay, con lăn trục lúa... Nhiều sản phẩm đòi hỏi tay nghề cao, như: Nhóm chạm khắc đá mỹ nghệ (tượng đá, phù điêu tranh tượng đá, tranh đá, tượng phật, trụ cột của đình, chùa...) và nhóm phục vụ nhu cầu tâm linh (lăng tẩm, bia mộ...). Chúng tôi tìm đến xưởng chế tác đá mỹ nghệ Chinh Thủy, phố Tây Sơn 1, phường An Hoạch (TP Thanh Hóa), đây là một trong những xưởng chế tác đá mỹ nghệ “có tiếng” trong vùng. Từ những phiến đá tưởng chừng thô sơ, vô tri vô giác, nhưng qua đôi bàn tay tài hoa, khéo léo và sự sáng tạo của nghệ nhân trẻ tuổi Phạm Hồng Thủy đã cho ra đời những bức tượng độc đáo. Anh Thủy cho biết: Sau một thời gian dài “tầm sư, học đạo”, năm 2008, anh quyết định vay vốn ngân hàng mở xưởng chế tác đá mỹ nghệ. Ban đầu, cơ sở của anh gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ, lượng khách hàng đặt mua sản phẩm hạn chế, nhiều mặt hàng làm ra chưa có chỗ đứng trên thị trường khiến doanh thu của cơ sở bấp bênh. Nhưng chàng thanh niên trẻ Phạm Hồng Thủy vẫn kiên trì, giữ vững niềm đam mê với nghề. Đến nay, tiếng lành đồn xa, khách hàng tìm đến cơ sở đá mỹ nghệ “Chinh Thủy” ngày một nhiều hơn, các sản phẩm không chỉ được tiêu thụ ở địa bàn trong nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An... mà còn được thị trường nước ngoài ưa chuộng. Anh tâm sự: “Muốn thành công trong nghề đòi hỏi người thợ phải có sự sáng tạo, óc quan sát và con mắt thẩm mỹ. Để tạo ra một bức tượng đá tinh xảo, người thợ phải mất hàng giờ để vẽ phác thảo, rồi lựa chọn khối đá vừa với khổ tượng, chất đá phù hợp”. Sau đó là dựa trên hình khối, màu sắc, mức độ lồi, lõm, rạn nứt của phiến đá để tạo nên những pho tượng sống động, có “linh hồn”. Hiện nay, cơ sở của anh đang tạo việc làm cho hơn 10 lao động thường xuyên, với mức thu nhập trung bình 6 triệu đồng/người/tháng, những người thợ có tay nghề cao thu nhập lên đến 10 triệu đồng/người/tháng. Ước tính doanh thu trung bình mỗi năm đạt gần 3 tỷ đồng, trừ chi phí anh thu lãi hơn 300 triệu đồng/năm. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nhiều cơ sở làm nghề đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng mua máy móc hiện đại phục vụ cho việc cưa xẻ, tạo hình phôi đá. Theo đó, sản phẩm làm ra tinh xảo, giá trị cao, thị trường tiêu thụ được mở rộng cả trong và ngoài nước. Để gìn giữ và phát triển nghề chế tác đá, những nghệ nhân ở địa phương còn thành lập hiệp hội liên kết chế tác đá mỹ nghệ. Tính đến nay, hội có hơn 20 thành viên, mục đích để hỗ trợ tìm kiếm nguồn nguyên liệu... bao tiêu sản phẩm.

Được biết, giai đoạn hưng thịnh nhất của nghề là những năm 90 của thế kỷ trước, cả làng có hàng trăm hộ làm nghề. Nghề chế tác đá mỹ nghệ đã đem lại nguồn thu nhập chính cho hơn 80% số hộ dân và thu hút được nhiều lao động từ các địa phương khác. Tuy nhiên, hiện nay nhiều hộ gia đình không bảo đảm được thu nhập đã phải chuyển sang nghề khác. Số hộ gia đình ở làng Nhồi làm nghề chạm khắc đá mỹ nghệ còn rất ít, khoảng 40 hộ theo nghề. Thế hệ trẻ trong làng không còn mặn mà với việc học nghề chế tác đá mỹ nghệ. Anh Phạm Hồng Quang, chủ một cơ sở chế tác đá mỹ nghệ trên địa bàn cho biết: “Những cơ sở chế tác đá mỹ nghệ đang gặp nhiều khó khăn về vốn trong việc đầu tư mua máy móc, xây dựng công trình xử lý chất thải..., trong khi đó lợi nhuận thấp nên một số cơ sở đã ngừng hoạt động”. Bên cạnh đó, trên thị trường tràn ngập sản phẩm chế tác đá từ Trung Quốc, Đài Loan... Các cơ sở ở địa phương lại ít thay đổi mẫu mã, chưa đáp ứng kịp nhu cầu thị trường. Ngoài ra, do hầu hết các cơ sở làm nghề nằm phân tán trong khu dân cư, gây ô nhiễm tiếng ồn, bụi và nước thải chưa được xử lý triệt để đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân trong khu vực. Mặt khác, do không tập trung thành một khu nên không gian sản xuất, nguồn cung nguyên liệu, quảng bá, giao thương của các cơ sở cũng gặp nhiều khó khăn.

Để gìn giữ và phát triển nghề chế tác đá mỹ nghệ, ông Hoàng Qúy Dương, Chủ tịch UBND phường An Hoạch, cho biết: Trước hết, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa nghệ nhân, các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ; đồng thời, xây dựng chiến lược phát triển làng nghề. Vận động những nghệ nhân, nhất là những người thợ có tay nghề cao quay lại làm nghề, đồng thời mở các lớp dạy nghề chế tác đá mỹ nghệ; đẩy mạnh quảng bá sản phẩm đá mỹ nghệ ra thị trường thế giới...

PV


PV

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]