(Baothanhhoa.vn) - Trước tình hình nhiều giống vật nuôi có nguồn gốc bản địa bị suy thoái, mai một, thậm chí có nguy cơ biến mất, thời gian qua, ngành nông nghiệp, các địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động phục hồi nguồn gen gốc, nhân giống và phát triển các giống bản địa. Ngày 11-12-2014, UBND tỉnh đã có Quyết định số 44438/QĐ-UBND về phê duyệt đề án phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Mục tiêu đề ra là đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh phát triển được 60.000 con lợn cỏ, 10.000 con lợn lòi lai, 70.000 con dê, gà đồi 1,1 triệu con, vịt Cổ Lũng và vịt bầu cổ xanh 270.000 con; sản lượng thịt hơi các loại đạt trên 9.491 tấn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giải pháp gìn giữ và phát triển giống vật nuôi có nguồn gốc bản địa

Trước tình hình nhiều giống vật nuôi có nguồn gốc bản địa bị suy thoái, mai một, thậm chí có nguy cơ biến mất, thời gian qua, ngành nông nghiệp, các địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động phục hồi nguồn gen gốc, nhân giống và phát triển các giống bản địa. Ngày 11-12-2014, UBND tỉnh đã có Quyết định số 44438/QĐ-UBND về phê duyệt đề án phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Mục tiêu đề ra là đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh phát triển được 60.000 con lợn cỏ, 10.000 con lợn lòi lai, 70.000 con dê, gà đồi 1,1 triệu con, vịt Cổ Lũng và vịt bầu cổ xanh 270.000 con; sản lượng thịt hơi các loại đạt trên 9.491 tấn.

Giải pháp gìn giữ và phát triển giống vật nuôi có nguồn gốc bản địa

Đàn vịt Cổ Lũng được nuôi tại gia đình bà Hà Thị Dự, thôn La Ca, xã Cổ Lũng (Bá Thước).

Vịt Cổ Lũng nổi tiếng là giống thủy cầm đặc sản của huyện Bá Thước. Giống vịt này có đặc điểm mình bầu, chân ngắn, cổ ngắn và to, màu lông giống chim sẻ, quanh cổ có viền khoang trắng, thịt thơm ngon, được nuôi nhiều ở các xã Lũng Cao, Cổ Lũng và Lũng Niêm. Chính nhờ những ưu điểm đó, vịt Cổ Lũng đã trở thành món ăn đậm chất văn hóa, đặc trưng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương. Tuy nhiên, theo ông Vũ Đình Hảo, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Bá Thước: Đánh giá của Huyện ủy Bá Thước về phát triển vật nuôi có lợi thế trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 - 2020, cho thấy đàn vịt Cổ Lũng của địa phương đã bị lai tạp. Biểu hiện rõ nhất là màu sắc của vịt lộn xộn, đen pha trắng, 70% không có khoang cổ, cổ nhỏ và dài. Do đó, việc phát triển giống vịt bản địa Cổ Lũng chất lượng tốt và xây dựng thượng hiệu vịt Cổ Lũng, thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực này được các cấp chính quyền địa phương và người dân quan tâm, thực hiện. Nhằm bảo tồn giống vịt Cổ Lũng và phát triển kinh tế cho nhân dân, năm 2016, UBND huyện Bá Thước đã thực hiện Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục hồi và phát triển giống vịt bản địa Cổ Lũng chất lượng tốt”. Dự án đã thực hiện thành công mô hình chăn nuôi vịt sinh sản, vịt thương phẩm và ấp nở trứng vịt theo hướng an toàn sinh học. Điển hình là các mô hình nuôi vịt sinh sản với 1.800 con; vịt thương phẩm gồm 3.000 con với trọng lượng từ 1,8-2 kg/con; ấp nở trứng vịt với 2 tổ có máy ấp tại 2 xã vùng dự án để cung ứng đủ giống vịt cho địa bàn vùng dự án... Hiện các mô hình này đã được nhân rộng ra toàn huyện, giúp nhân dân mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Giờ đây, vịt Cổ Lũng không chỉ được nuôi ở Bá Thước mà còn lan ra các huyện khác như Quan Sơn, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Hoằng Hóa, TP Thanh Hóa... mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Giống như vịt Cổ Lũng, bò vàng Thanh Hóa là giống bò lâu đời của địa phương, thuộc một trong những giống bò quý của Việt Nam và đã được Nhà nước đưa vào danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần được bảo tồn và phát triển. Tuy nhiên, những năm gần đây, số lượng bò vàng đang có xu hướng giảm mạnh. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hầu hết đàn bò trong tỉnh không còn mang nguồn gen thuần chủng của giống bò vàng. Trước nguy cơ tuyệt chủng giống bò vàng, ngày 25-11-2014, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 4139/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh năm 2014, giai đoạn 2014-2020 tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, vấn đề xây dựng, phát triển vùng nuôi, bảo tồn nguồn gen bò vàng Thanh Hóa là nhiệm vụ trọng tâm, cần thực hiện. Được UBND tỉnh giao nhiệm vụ, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa đã ký hợp đồng với Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi Thanh Hóa (Trung tâm NCƯDKHKT chăn nuôi) thực hiện Đề tài: “Xây dựng vùng chăn nuôi, bảo tồn nguồn gen bò vàng Thanh Hóa”, thời gian thực hiện từ tháng 5-2015 đến tháng 5-2018. Ông Lê Trần Thái, Phó Giám đốc Trung tâm NCƯDKHKT chăn nuôi, cho biết: Trung tâm đã tiến hành xây dựng vùng nuôi bảo tồn giống bò vàng Thanh Hóa tại các xã Trường Lâm và Tân Trường (Tĩnh Gia), bằng phương pháp bảo tồn tại chỗ, với số lượng 50 con bò vàng Thanh Hóa của 31 hộ gia đình. Đồng thời, tiến hành đào tạo, tập huấn kỹ thuật chăm sóc cho người nuôi và phát triển vùng cỏ làm thức ăn chăn nuôi diện tích 1,2 ha. Sau 3 năm triển khai thực hiện đề tài, đã phát triển được 46 con bò mẹ, trong đó có 4 con đã sinh lần 2. Tổng số bê sinh ra là 50 con (28 bê cái, 22 bê đực), bê khỏe mạnh, phát triển tốt... Dự kiến, thông qua các chương trình hỗ trợ, những đề án phát triển sản xuất sẽ nhân rộng giống bò vàng cho người dân trên toàn tỉnh.

Theo thống kê, tính đến hết tháng 2-2019, đàn lợn mán, lợn cỏ, lợn rừng trên địa bàn tỉnh đạt 12.300 con, đàn gà ri 486.000 con và hơn 47.500 con vịt Cổ Lũng, vịt bầu... Ông Mai Thế Sang, Trưởng Phòng Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Nhờ sự phối hợp giữa các cấp, ngành, sự huy động lồng ghép các chương trình, nguồn vốn hỗ trợ nên việc phát triển đàn vật nuôi có nguồn gốc bản địa trên địa bàn tỉnh đã bước đầu đạt kết quả khả quan. Việc phát triển con nuôi bản địa đã và đang trở thành biện pháp hữu hiệu góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là người dân ở khu vực miền núi. Để việc gìn giữ và phát triển giống vật nuôi bản địa hiệu quả, bền vững, tỉnh ta cần xây dựng những chương trình nghiên cứu tổng thể về nguồn gen, mức độ di truyền, chất lượng sản phẩm... Đồng thời, các địa phương cần hướng tới xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho những sản phẩm có nguồn gốc bản địa để hỗ trợ và thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kinh tế cho đàn vật nuôi.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]