(Baothanhhoa.vn) - Sau khi các huyện, thị xã, thành phố  rà soát, xây dựng kế hoạch thực hiện, xác định khối lượng cần giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án có sử dụng đất và đủ điều kiện để GPMB năm 2019, trên địa bàn tỉnh còn 1.719 dự án (giảm 464 dự án so với Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 30-1-2019 của Chủ tịch UBND tỉnh), với tổng diện tích 4.122,95 ha (giảm 1.715,77 ha so với kế hoạch). Hiện nhiều địa phương tiến độ GPMB chậm, trong khi đó thời gian còn lại của năm 2019 không nhiều, nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để đẩy nhanh tiến độ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh

Sau khi các huyện, thị xã, thành phố rà soát, xây dựng kế hoạch thực hiện, xác định khối lượng cần giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án có sử dụng đất và đủ điều kiện để GPMB năm 2019, trên địa bàn tỉnh còn 1.719 dự án (giảm 464 dự án so với Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 30-1-2019 của Chủ tịch UBND tỉnh), với tổng diện tích 4.122,95 ha (giảm 1.715,77 ha so với kế hoạch). Hiện nhiều địa phương tiến độ GPMB chậm, trong khi đó thời gian còn lại của năm 2019 không nhiều, nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để đẩy nhanh tiến độ.

Giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh

Thi công tuyến đường giao thông từ TP Thanh Hóa đi đường nối Cảng Hàng không Thọ Xuân với Khu Kinh tế Nghi Sơn qua huyện Triệu Sơn.

Theo báo cáo của UBND các huyện, thị xã, thành phố, tính đến ngày 15-10-2019, toàn tỉnh đã đo đạc, kiểm kê 3.459,28 ha, bằng 83,9% kế hoạch sau rà soát; lập phương án bồi thường 2.479,95 ha/4.122,95 ha, bằng 60,15%. Đã GPMB được 1.838,23 ha/4.122,95 ha, đạt 44,59% so với kế hoạch sau rà soát. Đối với dự án tự thỏa thuận, đã GPMB được 531,1 ha/700,2 ha, đạt 75,85% kế hoạch.

Trong quá trình triển khai thực hiện công tác GPMB trên địa bàn, các địa phương đã tổ chức hội nghị giao ban hàng tháng kiểm điểm tiến độ GPMB và giải quyết những khó khăn, vướng mắc, những việc còn tồn đọng khi triển khai thực hiện các dự án. Đồng thời, tổ chức hội nghị đối thoại, làm việc ngoài giờ với người dân để vận động, thuyết phục các hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án bàn giao mặt bằng tại các dự án đã được phê duyệt phương án bồi thường và thu hồi đất. Qua đó đã tạo sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức, tư tưởng và hành động của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân nhằm bảo đảm tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện rà soát và xây dựng kế hoạch thực hiện của địa phương trong từng tháng; trong đó, xác định khối lượng cần GPMB và đủ điều kiện để GPMB năm 2019... Đối với các dự án Nhà nước thu hồi đất đã được bố trí tương đối đầy đủ nguồn vốn GPMB, như: Dự án đường ven biển (qua TP Sầm Sơn, huyện Quảng Xương); dự án tuyến đường giao thông từ TP Thanh Hóa đi đường nối Cảng Hàng không Thọ Xuân với Khu Kinh tế Nghi Sơn; dự án đường cao tốc Bắc Nam (qua địa bàn 8 huyện: Hà Trung, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống, Tĩnh Gia); dự án khu đô thị sinh thái ven biển (TP Sầm Sơn) và các dự án trọng điểm khác thuộc Khu Kinh tế Nghi Sơn. Theo tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường, một số huyện có tỷ lệ GPMB tương đối cao, như: Lang Chánh đạt 92,77% so với kế hoạch sau rà soát, Yên Định đạt 69,05%, Như Xuân đạt 98,26%, Cẩm Thủy đạt 86,8%, Quảng Xương đạt 62,96% và thị xã Bỉm Sơn đạt 73,81%. Bên cạnh đó, một số huyện GPMB đạt thấp, như: Thường Xuân đạt 0,93% so với kế hoạch sau rà soát, Quan Sơn đạt 2,08%, Như Thanh đạt 8,58%, Thiệu Hóa đạt 20,53%, Ngọc Lặc đạt 33,7%.

Nguyên nhân của việc thực hiện GPMB của nhiều địa phương chậm được Sở Tài nguyên và Môi trường xác định: Cơ chế thu hồi đất với các dự án có sử dụng đất trồng lúa lớn hơn 10 ha phải được Thủ tướng Chính phủ có văn bản chấp thuận, do đó chưa có cơ sở để UBND các huyện thực hiện GPMB dự án. Một số dự án có diện tích đất thu hồi lớn đang trong giai đoạn tập trung cho công tác đo đạc, kiểm kê, phê duyệt phương án bồi thường..., nên kết quả GPMB vẫn chưa cao (dự án đường cao tốc Bắc Nam). Thành viên hội đồng GPMB của một số huyện kiêm nhiệm, dẫn đến thời gian bị chi phối và chưa tập trung tối đa thời gian cho công tác GPMB. Do công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở một số địa phương chưa chặt chẽ, việc xác định nguồn gốc diện tích, loại đất gặp nhiều khó khăn; nhiều vướng mắc tồn đọng kéo dài nhưng chưa được giải quyết dứt điểm và các hộ này đều có đơn khiếu nại về đất cũng như không nhận tiền bồi thường để bàn giao mặt bằng nên công tác GPMB gặp nhiều khó khăn. Công tác lập kế hoạch GPMB năm 2019 của các địa phương còn nhiều bất cập, chưa chuẩn xác, nhiều dự án không phù hợp quy hoạch, chưa có kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt, chưa có vốn, chưa có chủ trương đầu tư hoặc trùng lặp. Một số dự án chưa có sự quyết liệt và chưa có sự phối hợp trong công tác cưỡng chế thu hồi đất làm chậm tiến độ GPMB. Một số dự án thiếu vốn GPMB, như: Dự án tiêu úng vùng III huyện Nông Cống, dự án di dân tái định cư lòng hồ Yên Mỹ, huyện Như Thanh, dự án Trung tâm Văn hóa tỉnh... Tiến độ thực hiện một số dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp huyện, xã chậm do phụ thuộc vào nguồn thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất. Quỹ đất bố trí tái định cư hạn hẹp, nhiều dự án đầu tư xây dựng nhưng không còn quỹ đất để bố trí cho phù hợp khi thu hồi đất của các hộ dân. Các dự án chủ đầu tư tự thỏa thuận với các hộ dân bị ảnh hưởng gặp nhiều khó khăn. Một số dự án đã hoàn thành công tác đo đạc, kiểm kê và lập phương án bồi thường nhưng không tiếp tục thực hiện dự án (như dự án Nhà máy sơ chế cây gai xanh An Phước của Công ty CP Đầu tư phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu An Phước, có diện tích 13,39 ha tại huyện Ngọc Lặc). Mặt khác, chủ đầu tư một số dự án chậm thực hiện các bước lập mặt bằng quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để đo đạc, kiểm kê GPMB; không thực hiện ký cam kết GPMB, không liên hệ làm việc với UBND huyện để triển khai thực hiện dự án (như các dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tổng hợp của Công ty CP Đầu tư xây dựng công nghiệp HTH tại huyện Cẩm Thủy, Nhà máy chế biến gỗ Kim Liên của Công ty CP Đầu tư và Xuất nhập khẩu Kim Liên tại huyện Ngọc Lặc).

Đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Để hoàn thành các dự án theo Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 30-1-2019 của Chủ tịch UBND tỉnh, cần thực hiện một số giải pháp đẩy mạnh công tác GPMB trong thời gian tới, như: UBND cấp huyện tập trung thực hiện nhiệm vụ GPMB đối với các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư và đã có nguồn vốn nhưng chưa hoàn thành công tác GPMB; nhất là các dự án đầu tư công, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại cấp huyện... Lập biểu tiến độ thực hiện dự án có sử dụng đất năm 2019; trong đó, xác định các mốc thời gian hoàn thành của từng dự án, trách nhiệm của các bên (chủ đầu tư, chính quyền địa phương). Tập trung giải quyết dứt điểm những vướng mắc về đất đai, cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, nguồn vốn để hoàn thành công tác GPMB. Nhất là nâng cao vai trò của UBND các xã, phường, thị trấn trong việc xác định nguồn gốc đất đai làm cơ sở cho việc bồi thường, hỗ trợ về đất trong công tác bồi thường GPMB. Khi mọi quyền lợi về chế độ bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đã được bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật, nếu hộ dân nào cố tình chây ỳ không bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện dự án thì các huyện kiên quyết thực hiện cưỡng chế thu hồi đất để bàn giao cho chủ đầu tư. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, các sở, ngành có liên quan của tỉnh tiếp tục tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện GPMB của các địa phương. Trong đó, chú trọng kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch GPMB, tình hình thực hiện cam kết giữa UBND cấp huyện với chủ đầu tư dự án; tiến độ thực hiện GPMB các dự án mà các huyện, thị xã, thành phố đã cam kết với chủ đầu tư; những khó khăn, vướng mắc đối với từng dự án và thống nhất biện pháp giải quyết kịp thời.

Bài và ảnh: Xuân Hùng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]